CTTĐT - Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có 15 Chương và 210 Điều
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm có tổng cộng 15 chương và 210 Điều và có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng của cổ đông
Cụ thể, Điều 64 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông trong các tổ chức tín dụng như sau:
- Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
- Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
- Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, một cổ đông là cá nhân trong một tổ chức tín dụng không được phép sở hữu vượt quá 05% vốn điều lệ; còn đối với cổ đông là tổ chức thì tỷ lệ sở hữu cổ phần sẽ không được vượt quá 10%.
Ngoài ra, cổ đông và người có liên quan cũng không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Trường hợp là cổ đông lớn của một ngân hàng và người có liên quan thì không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác.
Quy định mới về giảm dần giới hạn cấp tín dụng
Theo Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan đến khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được vượt quá tỷ lệ sau đây:
- Từ ngày 01/07/2024 đến trước ngày 01/01/2026: 14% vốn tự có đối với một khách hàng: 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2026 đến trước ngày 01/01/2027: 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2027 đến trước ngày 01/01/2028: 12% vốn tự có đối với một khách hàng; 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01 năm 2028 đến trước ngày 01/01 năm 2029: 11% vốn tự có đối với một khách hàng; 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2029: 10% vốn tự có đối với một khách hàng; 15% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.
Cũng theo Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Khi so sánh với quy định hiện nay thì giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng sẽ giảm dần từ 15% xuống 10% kể từ ngày 01/07/2024 đến ngày 01/01/2029; Cũng tại mức thời gian này thì giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và người liên quan cũng sẽ giảm dần từ 25% xuống 15%.
Cùng với đó, từ ngày 01/07/2024 giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng sẽ giảm từ 50% xuống mức 25%.
Cấm bán bảo hiểm không bắt buộc dưới mọi hình thức
Cụ thể, theo khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải công khai thông tin
Căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì từ ngày 01/7/2024, cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các thông tin:
- Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức cùng ngày cấp, nơi cấp;
- Thông tin về người có liên quan là cá nhân/tổ chức;
- Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại tổ chức tín dụng đó;
- Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan của mình tại tổ chức tín dụng đó.
Thêm quy định về việc can thiệp sớm tổ chức tín dụng yếu kém
Cụ thể, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bổ sung thêm Chương IX: CAN THIỆP SỚM TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI, trong đó có tất cả là 6 Điều từ 156 - 161.
Bổ sung quy định về xét duyệt các khoản vay tiêu dùng
Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định các tổ chức tín dụng phải có tối thiểu thông tin về mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng có mức giá trị nhỏ sau: Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, khoản cấp tín dụng qua thẻ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Khoản cho thuê tài chính, khoản cho vay tiêu dùng, khoản cấp tín dụng qua thẻ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của quỹ tín dụng nhân dân; Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô.
Tổ chức tín dụng được chuyển nhượng tài sản đảm bảo là dự án bất động sản để thu hồi nợ
Cụ thể, theo Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản cần phải đáp ứng theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm có tổng cộng 15 chương và 210 Điều và có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng của cổ đông
Cụ thể, Điều 64 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông trong các tổ chức tín dụng như sau:
- Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
- Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
- Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, một cổ đông là cá nhân trong một tổ chức tín dụng không được phép sở hữu vượt quá 05% vốn điều lệ; còn đối với cổ đông là tổ chức thì tỷ lệ sở hữu cổ phần sẽ không được vượt quá 10%.
Ngoài ra, cổ đông và người có liên quan cũng không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Trường hợp là cổ đông lớn của một ngân hàng và người có liên quan thì không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác.
Quy định mới về giảm dần giới hạn cấp tín dụng
Theo Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan đến khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được vượt quá tỷ lệ sau đây:
- Từ ngày 01/07/2024 đến trước ngày 01/01/2026: 14% vốn tự có đối với một khách hàng: 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2026 đến trước ngày 01/01/2027: 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2027 đến trước ngày 01/01/2028: 12% vốn tự có đối với một khách hàng; 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01 năm 2028 đến trước ngày 01/01 năm 2029: 11% vốn tự có đối với một khách hàng; 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2029: 10% vốn tự có đối với một khách hàng; 15% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.
Cũng theo Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Khi so sánh với quy định hiện nay thì giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng sẽ giảm dần từ 15% xuống 10% kể từ ngày 01/07/2024 đến ngày 01/01/2029; Cũng tại mức thời gian này thì giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và người liên quan cũng sẽ giảm dần từ 25% xuống 15%.
Cùng với đó, từ ngày 01/07/2024 giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng sẽ giảm từ 50% xuống mức 25%.
Cấm bán bảo hiểm không bắt buộc dưới mọi hình thức
Cụ thể, theo khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải công khai thông tin
Căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì từ ngày 01/7/2024, cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các thông tin:
- Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức cùng ngày cấp, nơi cấp;
- Thông tin về người có liên quan là cá nhân/tổ chức;
- Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại tổ chức tín dụng đó;
- Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan của mình tại tổ chức tín dụng đó.
Thêm quy định về việc can thiệp sớm tổ chức tín dụng yếu kém
Cụ thể, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bổ sung thêm Chương IX: CAN THIỆP SỚM TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI, trong đó có tất cả là 6 Điều từ 156 - 161.
Bổ sung quy định về xét duyệt các khoản vay tiêu dùng
Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định các tổ chức tín dụng phải có tối thiểu thông tin về mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng có mức giá trị nhỏ sau: Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, khoản cấp tín dụng qua thẻ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Khoản cho thuê tài chính, khoản cho vay tiêu dùng, khoản cấp tín dụng qua thẻ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của quỹ tín dụng nhân dân; Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô.
Tổ chức tín dụng được chuyển nhượng tài sản đảm bảo là dự án bất động sản để thu hồi nợ
Cụ thể, theo Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản cần phải đáp ứng theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.