CTTĐT - Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 22/6/2023 tại Kỳ họp thứ 5 gồm 7 Chương, 54 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật gồm 7 Chương, 54 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử bao gồm:
1. Về phạm vi điều chỉnh: Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.
2. Luật mới đã kế thừa, sửa đổi, bổ sung khái niệm “chữ ký điện tử”, “chữ ký số”, “dấu thời gian”, “hợp đồng điện tử”, “dữ liệu số”, “dữ liệu chủ”, “môi trường điện tử”, “chứng thư điện tử”, “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, “người trung gian”... (Điều 3 Luật Giao dịch điện tử).
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, luật quy định chi tiết cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ luật. (Điều 6 Luật Giao dịch điện tử).
4. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, như bản gốc, dùng làm chứng cứ tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai trên thực tế. (Khoản 2, Điều 12 Luật Giao dịch điện tử).
5. Chữ ký điện tử cơ bản không thay đổi về nguyên tắc, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài.... (Điều 23 Luật Giao dịch điện tử).
6. Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. (Điều 36 Luật Giao dịch điện tử).
7. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước gồm: Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước; Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau; Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Điều 39 Luật Giao dịch điện tử). Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước (Điều 43 Luật Giao dịch điện tử). Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử (Điều 44 Luật Giao dịch điện tử).
8. Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định (Khoản 4, Điều 46 Luật Giao dịch điện tử).
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 22/6/2023 tại Kỳ họp thứ 5 gồm 7 Chương, 54 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử bao gồm:
1. Về phạm vi điều chỉnh: Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.
2. Luật mới đã kế thừa, sửa đổi, bổ sung khái niệm “chữ ký điện tử”, “chữ ký số”, “dấu thời gian”, “hợp đồng điện tử”, “dữ liệu số”, “dữ liệu chủ”, “môi trường điện tử”, “chứng thư điện tử”, “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, “người trung gian”... (Điều 3 Luật Giao dịch điện tử).
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, luật quy định chi tiết cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ luật. (Điều 6 Luật Giao dịch điện tử).
4. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, như bản gốc, dùng làm chứng cứ tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai trên thực tế. (Khoản 2, Điều 12 Luật Giao dịch điện tử).
5. Chữ ký điện tử cơ bản không thay đổi về nguyên tắc, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài.... (Điều 23 Luật Giao dịch điện tử).
6. Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. (Điều 36 Luật Giao dịch điện tử).
7. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước gồm: Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước; Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau; Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Điều 39 Luật Giao dịch điện tử). Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước (Điều 43 Luật Giao dịch điện tử). Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử (Điều 44 Luật Giao dịch điện tử).
8. Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định (Khoản 4, Điều 46 Luật Giao dịch điện tử).