Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người.
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị dụ dỗ, trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người
Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta có diễn biến phức tạp. Theo thông tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 39 vụ án liên quan đến hành vi mua bán người (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023). Lực lượng Công an đã khởi tố 35 vụ, 104 đối tượng về hành vi này. Các đối tượng thường áp dụng các hình thức gặp gỡ để tiếp xúc làm quen trực tiếp với nạn nhân; lợi dụng các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, viber, wechat... để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân; lợi dụng hoạt động tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, thăm thân, người có nhu cầu xuất khẩu lao động... để dụ dỗ, lôi kéo sau đó lừa bán nạn nhân.
Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người, trong đó tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình phòng, chống mua bán người của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó công tác phòng ngừa, nhất là công tác tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống mua bán người được đặc biệt chú trọng, triển khai tích cực với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, hướng về cơ sở và các đối tượng có nguy cơ cao bị mua bán.
Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người được tích cực triển khai thực hiện, nhiều đường dây mua bán người ra nước ngoài, trong nội địa được triệt phá và đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 98 vụ, 234 đối tượng; xác định 247 nạn nhân.
Công tác xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được thực hiện nhanh chóng, bảo đảm quyền của nạn nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ 11 nạn nhân, đưa về nước 9 nạn nhân. Việc hợp tác quốc tế tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện với nhiều hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mang lại hiệu quả thiết thực.
Ngoài ra, để phòng ngừa tội phạm lợi dụng không gian mạng dụ dỗ nạn nhân, nhất là trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị tham gia xây dựng phần mềm: “Người trợ lý ảo” trong phòng, chống xâm hại trẻ em và người dưới 18 tuổi cài trên app điện thoại. Ứng dụng phần mềm này được thiết kế các bộ câu hỏi liên quan đến lĩnh vực: Xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng, chống ma tuý, căn cước công dân, an toàn giao thông…, các hình ảnh hướng dẫn kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Đặc biệt ứng dụng phần mềm được cài đặt chức năng tổng đài khẩn cấp, đường dây nóng của các đơn vị như tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111; cảnh sát 113; phòng cháy 114; y tế 115…
Thông qua việc thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả đã góp phần từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán người ra khỏi đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “bảo vệ an ninh con người” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và thiết thực hưởng ứng chủ đề hành động của năm 2024 “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người”.
Hiện nay, với nhu cầu tìm việc làm để ổn định đời sống của người dân tăng cao; cùng sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các trang mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích cho việc trao đổi thông tin… nên sẽ là điều kiện thuận lợi để tội phạm mua bán người lợi dụng hoạt động, lừa gạt dụ dỗ, mua bán, nhất là đối với nạn nhân là trẻ em và người dưới 16 tuổi. Do vậy, cần sự chung tay, tiếp tục vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, các ban, ngành và toàn dân từ Trung ương đến địa phương để cùng chống lại nạn mua bán người nói chung, nạn mua bán trẻ em nói riêng.
Ban Biên tập
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người. Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta có diễn biến phức tạp. Theo thông tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 39 vụ án liên quan đến hành vi mua bán người (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023). Lực lượng Công an đã khởi tố 35 vụ, 104 đối tượng về hành vi này. Các đối tượng thường áp dụng các hình thức gặp gỡ để tiếp xúc làm quen trực tiếp với nạn nhân; lợi dụng các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, viber, wechat... để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân; lợi dụng hoạt động tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, thăm thân, người có nhu cầu xuất khẩu lao động... để dụ dỗ, lôi kéo sau đó lừa bán nạn nhân.
Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, chương trình, kế hoạch chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người, trong đó tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình phòng, chống mua bán người của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó công tác phòng ngừa, nhất là công tác tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống mua bán người được đặc biệt chú trọng, triển khai tích cực với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, hướng về cơ sở và các đối tượng có nguy cơ cao bị mua bán.
Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người được tích cực triển khai thực hiện, nhiều đường dây mua bán người ra nước ngoài, trong nội địa được triệt phá và đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 98 vụ, 234 đối tượng; xác định 247 nạn nhân.
Công tác xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được thực hiện nhanh chóng, bảo đảm quyền của nạn nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ 11 nạn nhân, đưa về nước 9 nạn nhân. Việc hợp tác quốc tế tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện với nhiều hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mang lại hiệu quả thiết thực.
Ngoài ra, để phòng ngừa tội phạm lợi dụng không gian mạng dụ dỗ nạn nhân, nhất là trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị tham gia xây dựng phần mềm: “Người trợ lý ảo” trong phòng, chống xâm hại trẻ em và người dưới 18 tuổi cài trên app điện thoại. Ứng dụng phần mềm này được thiết kế các bộ câu hỏi liên quan đến lĩnh vực: Xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng, chống ma tuý, căn cước công dân, an toàn giao thông…, các hình ảnh hướng dẫn kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Đặc biệt ứng dụng phần mềm được cài đặt chức năng tổng đài khẩn cấp, đường dây nóng của các đơn vị như tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111; cảnh sát 113; phòng cháy 114; y tế 115…
Thông qua việc thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả đã góp phần từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán người ra khỏi đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “bảo vệ an ninh con người” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và thiết thực hưởng ứng chủ đề hành động của năm 2024 “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người”.
Hiện nay, với nhu cầu tìm việc làm để ổn định đời sống của người dân tăng cao; cùng sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các trang mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích cho việc trao đổi thông tin… nên sẽ là điều kiện thuận lợi để tội phạm mua bán người lợi dụng hoạt động, lừa gạt dụ dỗ, mua bán, nhất là đối với nạn nhân là trẻ em và người dưới 16 tuổi. Do vậy, cần sự chung tay, tiếp tục vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, các ban, ngành và toàn dân từ Trung ương đến địa phương để cùng chống lại nạn mua bán người nói chung, nạn mua bán trẻ em nói riêng.