Thời gian qua, trên địa bàn cả nước tình hình tội phạm mua bán người có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này.
Tỉnh đã chú trọng tuyên truyền kiến thức pháp luật, phương thức, thủ đoạn hoạt động và kỹ năng phòng chống tội phạm mua bán người
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo, mua bán người thường áp dụng các hình thức gặp gỡ để tiếp xúc làm quen trực tiếp với nạn nhân; lợi dụng các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, viber, wechat... để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân; lợi dụng hoạt động tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, thăm thân, người có nhu cầu xuất khẩu lao động... để dụ dỗ, lôi kéo sau đó lừa bán nạn nhân. Các đối tượng mua bán người thường tập trung vào các đối tượng như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, trẻ em…
Trước thực trạng trên, để chủ động phòng chống tội phạm mua bán người, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm nguy hiểm này. Trong đó tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về phòng chống tội phạm mua bán người. Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp hội, tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền kiến thức pháp luật, phương thức, thủ đoạn hoạt động và kỹ năng phòng chống tội phạm mua bán người; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm mua bán người… Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ và người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh về tội phạm mua bán người
Công an tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phòng ngừa, nhất là công tác tuyên truyền, truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống mua bán người. Xây dựng và duy trì, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phòng ngừa tội phạm mua bán người. Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác phòng chống mua bán người trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo lực lượng công an xã, phường, thị trấn tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý cư trú, quản lý đối tượng tại địa bàn cơ sở. Tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý các cơ sở kinh doanh… để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người. Triển khai tốt các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và không gian mạng. Xử lý kịp thời tin báo, tố giáo tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến mua bán người. Xác lập, điều tra, triệt phá các vụ án, đường dây tội phạm liên quan đến mua bán người. Triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh.
Trung tá Hoàng Đình Tứ - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái cho biết: “Chúng tôi đã tham mưu cho lãnh đạo Công an tỉnh ban hành nhiều văn bản, kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cũng như những cảnh báo liên quan đến hoạt động xuất cảnh trái phép, các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh cũng như các sở, ban, ngành tăng cường công tác phối hợp, giải quyết công ăn, việc làm cho người dân các địa phương, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp để mỗi người dân chủ động phòng tránh, không để trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người”.
Mặc dù, tỉnh đã và đang chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm mua bán người nhưng trước diễn biến phức tạp của loại tội phạm này, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, đề cao ý thức cảnh giác của người dân trong phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm mua bán người nói riêng. Lc lượng công an cần tiếp tục nắm chắc địa bàn cơ sở, làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ, kịp thời ngăn chặn, xử lý những vụ mua bán người xảy ra. Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế xã hội, hạn chế nguy cơ bị tội phạm mua bán người lợi dụng.
Ban Biên tập
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước tình hình tội phạm mua bán người có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này. Hiện nay, các đối tượng lừa đảo, mua bán người thường áp dụng các hình thức gặp gỡ để tiếp xúc làm quen trực tiếp với nạn nhân; lợi dụng các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, viber, wechat... để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân; lợi dụng hoạt động tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, thăm thân, người có nhu cầu xuất khẩu lao động... để dụ dỗ, lôi kéo sau đó lừa bán nạn nhân. Các đối tượng mua bán người thường tập trung vào các đối tượng như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, trẻ em…
Trước thực trạng trên, để chủ động phòng chống tội phạm mua bán người, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm nguy hiểm này. Trong đó tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về phòng chống tội phạm mua bán người. Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp hội, tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền kiến thức pháp luật, phương thức, thủ đoạn hoạt động và kỹ năng phòng chống tội phạm mua bán người; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm mua bán người… Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ và người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh về tội phạm mua bán người
Công an tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phòng ngừa, nhất là công tác tuyên truyền, truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống mua bán người. Xây dựng và duy trì, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phòng ngừa tội phạm mua bán người. Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác phòng chống mua bán người trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo lực lượng công an xã, phường, thị trấn tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý cư trú, quản lý đối tượng tại địa bàn cơ sở. Tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý các cơ sở kinh doanh… để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người. Triển khai tốt các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và không gian mạng. Xử lý kịp thời tin báo, tố giáo tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến mua bán người. Xác lập, điều tra, triệt phá các vụ án, đường dây tội phạm liên quan đến mua bán người. Triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh.
Trung tá Hoàng Đình Tứ - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái cho biết: “Chúng tôi đã tham mưu cho lãnh đạo Công an tỉnh ban hành nhiều văn bản, kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cũng như những cảnh báo liên quan đến hoạt động xuất cảnh trái phép, các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh cũng như các sở, ban, ngành tăng cường công tác phối hợp, giải quyết công ăn, việc làm cho người dân các địa phương, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp để mỗi người dân chủ động phòng tránh, không để trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người”.
Mặc dù, tỉnh đã và đang chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm mua bán người nhưng trước diễn biến phức tạp của loại tội phạm này, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, đề cao ý thức cảnh giác của người dân trong phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm mua bán người nói riêng. Lc lượng công an cần tiếp tục nắm chắc địa bàn cơ sở, làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ, kịp thời ngăn chặn, xử lý những vụ mua bán người xảy ra. Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế xã hội, hạn chế nguy cơ bị tội phạm mua bán người lợi dụng.