CTTĐT - Thực hiện Nghị định số 06/2014/NĐ-CP, ngày 21/1/2014 của Chính phủ quy định biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tỉnh Yên Bái luôn đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyển phù hợp với thực tế và theo từng giai đoạn từ đó từng bước nâng cao hiệu quả và xây dựng được thế trận lòng dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Các lực lượng thực hiện tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn giáp danh giữa thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên
10 năm qua, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 cấp huyện đã chỉ đạo đây mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), về vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, nêu cao tính gương mẫu, tự giác, trách nhiệm của mọi công dân, đặc biệt là của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Kết quả, đã phối hợp xây dựng hàng trăm tin, bài, phóng sự tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đăng tải gần 250 tin, bài, video trên trang thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc tỉnh, trang fanpage Mặt trận các cấp; phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức gần 6.700 buổi tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp luật về an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cho trên 520.000 lượt người.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan trong hệ thống tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân gắn kết thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gương “Người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến” trong tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo yệ ANTQ.
Ban Dân vận Tỉnh ủy đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao ý thức về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi cá nhân, tổ chức trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chỉ đạo Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận, trọng tâm là thực hiện “Năm dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân trong hệ thống chính trị. Đồng thời, chỉ đạo Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy xây dựng mô hình “Dân vận khéo” tại 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; mỗi huyện, thị, thành phố có ít nhất 10 mô hình dân vận khéo hoạt động có hiệu quả đã được phản ánh qua cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020". Năm 2023, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.527 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó: lĩnh vực phát triển kinh tế 764 mô hình; văn hóa - xã hội 1.199 mô hình; quốc phòng - an ninh 291 mô hình; xây dựng hệ thống chính trị 273 mô hình.
Lực lượng Công an tỉnh đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lựa chọn 768 lượt địa bàn đưa vào vận động tập trung, trong đó 502 lượt địa bàn xã, phường, thị trấn; 266 lượt địa bàn cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 21.335 buổi học tập tuyên truyền với 2.577.692 lưọt người tham gia học tập, ký cam kết thực hiện các nội quy về bảo đảm ANTT tại cơ sở.
Thông qua các buổi học tập, quần chúng nhân dân đã cung cấp 29.118 nguồn tin, trong đó có 16.178 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng Công an làm rõ 8.467 vụ việc, xử lý 12.165 lượt người vi phạm. Công an tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân xây dựng trên 3.000 tin, bài viết, phóng sự đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương. Thông qua Fanpage, tài khoản Zalo Official (OA) đã biên tập, đăng tải, chia sẻ 405 bài viết, thu hút 102.800 số người tiếp cận và 9.100 lượt tương tác. Đồng thời, phối hợp tổ chức 35 Hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước (nay là Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước), kỹ năng sử dụng mạng xã hội tại các cơ quan, đơn vị, địa phương tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh với trên 3.000 lượt cán bộ, công chức tham gia; 15 lớp tập huấn nghiệp bảo vệ và cấp chứng chỉ cho 884 cán bộ làm công tác bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên về nội dung của Nghị định 06/2014/NĐ-CP để thực hiện; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thông qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, tuyên truyền qua website của Sở, qua các diễn đàn, qua các trang mạng xã hội, qua các nhóm lớp trên facebook, zalo, tuyên truyền thông qua bản tin của ngành...
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện ưu tiên các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiếu số xây dựng chuyên mục truyền thanh tuyên truyền trên hệ thống phát thanh; xuất bản trên 30 tài liệu tuyên truyền; khai thác, đăng tải hàng nghìn tin, bài, khẩu hiệu, video clip tuyên truyền trên website của Sở Thông tin và Truyền thông, Bảng điện tử trung tâm Km5 thành phô Yên Bái và 03 Cổng chào điện tử tỉnh để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về bảo đảm ANTT và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đồng thời, đã tiếp nhận, thẩm định và cấp trên 200 Giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh với số lượng in hàng trăm nghìn bản đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể thực hiện nội dung tuyên truyền về bảo đảm ANTT, an toàn xã hội.
Liên đoàn lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cho trên 600.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thông qua các hội nghị, hội thảo; tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt định kỳ, kết hợp tuyên truyền với tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao; trên Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh, trao đổi thông tin trên các nhóm Zalo, Facebook...
Ban Dân tộc đã tổ chức tuyên truyền đến đồng bào vùng dân tộc thiểu số thông qua lồng ghép nhiệm vụ chuyên môn của ngành với tuyên truyền, phố biến các văn bản pháp luật về ANTT cho trên 6.650 lượt học viên tại 95 hội nghị. Bên cạnh đó các sở, ban, ngành khác đã căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để tuyên truyền đến các phòng, ban, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức, người lao động nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia công tác bảo vệ ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đồng thời, chủ động phối hợp với lực lượng Công an thực hiện có hiệu quả biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền Nghị định số 06/2014/NĐ-CP của Chính phủ vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia giữ gìn trật tự xã hội đã góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, Yên Bái không còn xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
Được biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.127 mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đã có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, được nhân rộng trên địa bàn tỉnh, điển hình như: mô hình “Camera an ninh”; mô hình “Zalo an ninh”; mô hình “Liên kết bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn giáp ranh”; mô hình “Trường học tự quản về an ninh, trật tự”... Các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã phát huy vai trò tích cực trong việc giữ gìn ANTT ở cơ sở, cung cấp nhiều tin có giá trị cho lực lượng Công an các cấp, hòa giải các sự việc, mâu thuẫn nhỏ trong khu dân cư, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác, phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, Nhân dân đã nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở ngày càng được nâng cao, tình hình ANTT ở vùng nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung luôn được giữ vững, ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị định số 06/2014/NĐ-CP, ngày 21/1/2014 của Chính phủ quy định biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tỉnh Yên Bái luôn đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyển phù hợp với thực tế và theo từng giai đoạn từ đó từng bước nâng cao hiệu quả và xây dựng được thế trận lòng dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.10 năm qua, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 cấp huyện đã chỉ đạo đây mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), về vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, nêu cao tính gương mẫu, tự giác, trách nhiệm của mọi công dân, đặc biệt là của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Kết quả, đã phối hợp xây dựng hàng trăm tin, bài, phóng sự tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đăng tải gần 250 tin, bài, video trên trang thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc tỉnh, trang fanpage Mặt trận các cấp; phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức gần 6.700 buổi tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp luật về an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cho trên 520.000 lượt người.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan trong hệ thống tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân gắn kết thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gương “Người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến” trong tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo yệ ANTQ.
Ban Dân vận Tỉnh ủy đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao ý thức về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi cá nhân, tổ chức trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chỉ đạo Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận, trọng tâm là thực hiện “Năm dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân trong hệ thống chính trị. Đồng thời, chỉ đạo Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy xây dựng mô hình “Dân vận khéo” tại 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; mỗi huyện, thị, thành phố có ít nhất 10 mô hình dân vận khéo hoạt động có hiệu quả đã được phản ánh qua cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020". Năm 2023, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.527 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó: lĩnh vực phát triển kinh tế 764 mô hình; văn hóa - xã hội 1.199 mô hình; quốc phòng - an ninh 291 mô hình; xây dựng hệ thống chính trị 273 mô hình.
Lực lượng Công an tỉnh đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lựa chọn 768 lượt địa bàn đưa vào vận động tập trung, trong đó 502 lượt địa bàn xã, phường, thị trấn; 266 lượt địa bàn cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 21.335 buổi học tập tuyên truyền với 2.577.692 lưọt người tham gia học tập, ký cam kết thực hiện các nội quy về bảo đảm ANTT tại cơ sở.
Thông qua các buổi học tập, quần chúng nhân dân đã cung cấp 29.118 nguồn tin, trong đó có 16.178 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng Công an làm rõ 8.467 vụ việc, xử lý 12.165 lượt người vi phạm. Công an tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân xây dựng trên 3.000 tin, bài viết, phóng sự đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương. Thông qua Fanpage, tài khoản Zalo Official (OA) đã biên tập, đăng tải, chia sẻ 405 bài viết, thu hút 102.800 số người tiếp cận và 9.100 lượt tương tác. Đồng thời, phối hợp tổ chức 35 Hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước (nay là Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước), kỹ năng sử dụng mạng xã hội tại các cơ quan, đơn vị, địa phương tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh với trên 3.000 lượt cán bộ, công chức tham gia; 15 lớp tập huấn nghiệp bảo vệ và cấp chứng chỉ cho 884 cán bộ làm công tác bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên về nội dung của Nghị định 06/2014/NĐ-CP để thực hiện; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thông qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, tuyên truyền qua website của Sở, qua các diễn đàn, qua các trang mạng xã hội, qua các nhóm lớp trên facebook, zalo, tuyên truyền thông qua bản tin của ngành...
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện ưu tiên các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiếu số xây dựng chuyên mục truyền thanh tuyên truyền trên hệ thống phát thanh; xuất bản trên 30 tài liệu tuyên truyền; khai thác, đăng tải hàng nghìn tin, bài, khẩu hiệu, video clip tuyên truyền trên website của Sở Thông tin và Truyền thông, Bảng điện tử trung tâm Km5 thành phô Yên Bái và 03 Cổng chào điện tử tỉnh để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về bảo đảm ANTT và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đồng thời, đã tiếp nhận, thẩm định và cấp trên 200 Giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh với số lượng in hàng trăm nghìn bản đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể thực hiện nội dung tuyên truyền về bảo đảm ANTT, an toàn xã hội.
Liên đoàn lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cho trên 600.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thông qua các hội nghị, hội thảo; tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt định kỳ, kết hợp tuyên truyền với tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao; trên Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh, trao đổi thông tin trên các nhóm Zalo, Facebook...
Ban Dân tộc đã tổ chức tuyên truyền đến đồng bào vùng dân tộc thiểu số thông qua lồng ghép nhiệm vụ chuyên môn của ngành với tuyên truyền, phố biến các văn bản pháp luật về ANTT cho trên 6.650 lượt học viên tại 95 hội nghị. Bên cạnh đó các sở, ban, ngành khác đã căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để tuyên truyền đến các phòng, ban, đơn vị, cán bộ công chức, viên chức, người lao động nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia công tác bảo vệ ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đồng thời, chủ động phối hợp với lực lượng Công an thực hiện có hiệu quả biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền Nghị định số 06/2014/NĐ-CP của Chính phủ vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia giữ gìn trật tự xã hội đã góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, Yên Bái không còn xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
Được biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.127 mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đã có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, được nhân rộng trên địa bàn tỉnh, điển hình như: mô hình “Camera an ninh”; mô hình “Zalo an ninh”; mô hình “Liên kết bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn giáp ranh”; mô hình “Trường học tự quản về an ninh, trật tự”... Các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã phát huy vai trò tích cực trong việc giữ gìn ANTT ở cơ sở, cung cấp nhiều tin có giá trị cho lực lượng Công an các cấp, hòa giải các sự việc, mâu thuẫn nhỏ trong khu dân cư, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác, phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, Nhân dân đã nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở ngày càng được nâng cao, tình hình ANTT ở vùng nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung luôn được giữ vững, ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.