Mua bán người được Liên Hợp Quốc xác định thuộc nhóm tội phạm nguy hiểm nhất được đưa vào “Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu”. Thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi, phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng về quyền con người, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của mỗi quốc gia và là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người với hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với các đối tượng
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta diễn biến rất phức tạp, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy lùi loại tội phạm này. Mua bán người được Liên Hợp Quốc xác định thuộc nhóm tội phạm nguy hiểm nhất được đưa vào “Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu”. Sự gia tăng tội phạm mua bán người trên thế giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân việc mua bán người là loại tội phạm có nguồn thu lợi bất chính cao, do đó hiện nay nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà còn xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê,... Thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi, phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng về quyền con người, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của mỗi quốc gia và là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật khác như nhập cư trái phép, lao động bất hợp pháp, làm giả giấy tờ, kinh đoanh mại dâm, buôn bán ma túy, lừa đảo trên không gian mạng.
Việc mua bán người và các tội phạm khác liên quan trực tiếp đến mua bán người phần lớn xuất phát từ tội phạm trong nước cấu kết với nước ngoài, với phương thức phạm tội tinh vi, đa dạng và có sự cấu kết chặt chẽ giữa người mua, người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành đường dây liên tỉnh, xuyên biên giới.
Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường ở vùng sâu, vùng xa, thiếu hiểu biết pháp luật và ngại công việc nhọc nhằn đồng áng, nhiều người muốn có công việc lương cao, nhưng nhàn nhã. Vì vậy, họ rất dễbị sập bẫy với chiêu lừa “đi nước ngoài làm thuê được trả lương cao”. Ngoài ra, hiện nay công nghệ và mạng xã hội phát triển mạnh, khó kiểm soát, từ đó tội phạm có thêm nhiều thủ đoạn tinh vi và lôi kéo được nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Trước thực trạng trên, việc đầy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cần được quan tâm triển khai với hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với các đối tượng, giáo dục cho mọi công dân ý thức được thủ đoạn của tội phạm, hậu quả gây ra cho nạn nhân và xã hội và nâng cao cảnh giác trong quân chúng nhân dân, đặc biệt là công dân vùng sâu, vùng xa, trình độ hiểu biết còn thấp để đề phòng và kịp thời phát hiện tố giác hoạt động của bọn tội phạm với các cơ quan bảo vệ pháp luật; tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người, trong đó, triển khai thực hiện có hiệu quả các công ước, văn kiện quốc tế liên quan đến phòng, chống mua bán người mà Việt Nam gia nhập; phối hợp, trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liên quan, lực lượng chức năng các nước láng giêng, để hỗ trợ nhau trong công cuộc đẩy lùi tội phạm mua bán người.
Mua bán người được Liên Hợp Quốc xác định thuộc nhóm tội phạm nguy hiểm nhất được đưa vào “Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu”. Thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi, phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng về quyền con người, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của mỗi quốc gia và là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật khác. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta diễn biến rất phức tạp, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy lùi loại tội phạm này. Mua bán người được Liên Hợp Quốc xác định thuộc nhóm tội phạm nguy hiểm nhất được đưa vào “Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu”. Sự gia tăng tội phạm mua bán người trên thế giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân việc mua bán người là loại tội phạm có nguồn thu lợi bất chính cao, do đó hiện nay nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà còn xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê,... Thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi, phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng về quyền con người, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của mỗi quốc gia và là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật khác như nhập cư trái phép, lao động bất hợp pháp, làm giả giấy tờ, kinh đoanh mại dâm, buôn bán ma túy, lừa đảo trên không gian mạng.
Việc mua bán người và các tội phạm khác liên quan trực tiếp đến mua bán người phần lớn xuất phát từ tội phạm trong nước cấu kết với nước ngoài, với phương thức phạm tội tinh vi, đa dạng và có sự cấu kết chặt chẽ giữa người mua, người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành đường dây liên tỉnh, xuyên biên giới.
Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường ở vùng sâu, vùng xa, thiếu hiểu biết pháp luật và ngại công việc nhọc nhằn đồng áng, nhiều người muốn có công việc lương cao, nhưng nhàn nhã. Vì vậy, họ rất dễbị sập bẫy với chiêu lừa “đi nước ngoài làm thuê được trả lương cao”. Ngoài ra, hiện nay công nghệ và mạng xã hội phát triển mạnh, khó kiểm soát, từ đó tội phạm có thêm nhiều thủ đoạn tinh vi và lôi kéo được nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Trước thực trạng trên, việc đầy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cần được quan tâm triển khai với hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với các đối tượng, giáo dục cho mọi công dân ý thức được thủ đoạn của tội phạm, hậu quả gây ra cho nạn nhân và xã hội và nâng cao cảnh giác trong quân chúng nhân dân, đặc biệt là công dân vùng sâu, vùng xa, trình độ hiểu biết còn thấp để đề phòng và kịp thời phát hiện tố giác hoạt động của bọn tội phạm với các cơ quan bảo vệ pháp luật; tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người, trong đó, triển khai thực hiện có hiệu quả các công ước, văn kiện quốc tế liên quan đến phòng, chống mua bán người mà Việt Nam gia nhập; phối hợp, trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liên quan, lực lượng chức năng các nước láng giêng, để hỗ trợ nhau trong công cuộc đẩy lùi tội phạm mua bán người.