Ngày 15/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. Nghị định gồm 22 Điều, quy định chi tiết 05 nội dung được giao trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017: (1) về điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý; (2) tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) và Chi nhánh của Trung tâm; (3) chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý và thù lao, bồi dưỡng, chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; (4) thủ tục thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý; (5) thủ tục cấp, thu hồi và cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Luật sư đang trợ giúp pháp lý cho học sinh.(ảnh minh họa - nguồn Báo Điện tử Dân Sinh)
- Điều 2 Nghị định quy định cụ thể điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý là người thuộc hộ cận nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
- Các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định quy định quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm; Chi nhánh của Trung tâm; Thủ tục thành lập, giải thể, sáp nhập Chi nhánh và số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm.
Đối với quy định về thành lập Chi nhánh, Nghị định quy định việc thành lập phải căn cứ các điều kiện về thành lập Chi nhánh theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý dài hạn của người dân tại nơi dự kiến thành lập, phải có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên, có cơ sở vật chất, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Nghị định cũng quy định cụ thể việc xác định các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để các địa phương có cơ sở áp dụng.
- Về chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý (Điều 11 Nghị định): Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật và được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề (bằng 25% mức lương hiện hưởng), phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp vượt khung (nếu có) và được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn cụ thể.
- Về thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 13 Nghị định):
+ Đối với hình thức tham gia tố tụng, luật sư ký hợp động thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc là 0,38 mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc hoặc theo hình thức khoán chi vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 mức lương cơ sở/01 vụ việc và mức tối đa không quá 10 mức lương cơ sở/01 vụ việc (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ thể);
+ Đối với hình thức đại diện ngoài tố tụng, luật sư ký hợp động thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc là 0,31 mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc;
+ Đối với hình thức tư vấn pháp luật, luật sư và cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao từ 0,08 - 0,15 mức lương cơ sở/01 văn bản tư vấn pháp luật (tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc);
+ Trợ giúp viên pháp lý được hưởng 40% mức thù lao áp dụng đối với luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng và được hưởng mức bồi dưỡng bằng 20% mức thù lao áp dụng đối với luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng.
+ Đồng thời, khi thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cần có thời gian thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
Tính chất, nội dung vụ việc, cách tính buổi, thời gian để làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo buổi làm việc thực tế hoặc khoán chi vụ việc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Về thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 14 Nghị định): Sở Tư pháp thanh toán thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý. Mức thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý chi trả cho tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện tương ứng theo mức chi trả cho luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm.
- Về thủ tục thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 15): Nghị định quy định cụ thể thủ tục thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý theo buổi làm việc, theo khoán chi vụ việc, theo hình thức tư vấn pháp luật và thủ tục thanh toán của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi ký hợp đồng.
- Về thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (các Điều 16 đến Điều 19 Nghị định):
+ Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gồm: đơn đề nghị làm cộng tác viên (theo mẫu); giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định; sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu 2 cm x 3 cm. Người đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Trung tâm hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính và fax, hình thức điện tử đến Trung tâm.
+ Thẻ cộng tác viên bị thu hồi trong 03 trường hợp: cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan; Cộng tác viên thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm; Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bị chấm dứt hoặc cộng tác viên không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ mà không có lý do chính đáng.
+ Thẻ cộng tác viên được cấp lại trong trường hợp thẻ cộng tác viên bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.
- Về hiệu lực thi hành (Điều 20): Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế các Nghị định hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 (Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007; Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013; Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17/9/2015).
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Ngày 15/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. Nghị định gồm 22 Điều, quy định chi tiết 05 nội dung được giao trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017: (1) về điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý; (2) tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) và Chi nhánh của Trung tâm; (3) chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý và thù lao, bồi dưỡng, chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; (4) thủ tục thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý; (5) thủ tục cấp, thu hồi và cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.- Điều 2 Nghị định quy định cụ thể điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý là người thuộc hộ cận nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.
- Các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định quy định quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm; Chi nhánh của Trung tâm; Thủ tục thành lập, giải thể, sáp nhập Chi nhánh và số lượng người làm việc, cơ sở vật chất của Trung tâm.
Đối với quy định về thành lập Chi nhánh, Nghị định quy định việc thành lập phải căn cứ các điều kiện về thành lập Chi nhánh theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý dài hạn của người dân tại nơi dự kiến thành lập, phải có Trợ giúp viên pháp lý làm việc thường xuyên, có cơ sở vật chất, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Nghị định cũng quy định cụ thể việc xác định các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để các địa phương có cơ sở áp dụng.
- Về chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý (Điều 11 Nghị định): Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật và được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề (bằng 25% mức lương hiện hưởng), phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp vượt khung (nếu có) và được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn cụ thể.
- Về thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 13 Nghị định):
+ Đối với hình thức tham gia tố tụng, luật sư ký hợp động thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc là 0,38 mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc hoặc theo hình thức khoán chi vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 mức lương cơ sở/01 vụ việc và mức tối đa không quá 10 mức lương cơ sở/01 vụ việc (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ thể);
+ Đối với hình thức đại diện ngoài tố tụng, luật sư ký hợp động thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc là 0,31 mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc;
+ Đối với hình thức tư vấn pháp luật, luật sư và cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao từ 0,08 - 0,15 mức lương cơ sở/01 văn bản tư vấn pháp luật (tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc);
+ Trợ giúp viên pháp lý được hưởng 40% mức thù lao áp dụng đối với luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng và được hưởng mức bồi dưỡng bằng 20% mức thù lao áp dụng đối với luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng.
+ Đồng thời, khi thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cần có thời gian thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
Tính chất, nội dung vụ việc, cách tính buổi, thời gian để làm căn cứ chi trả thù lao thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo buổi làm việc thực tế hoặc khoán chi vụ việc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Về thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 14 Nghị định): Sở Tư pháp thanh toán thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý. Mức thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý chi trả cho tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện tương ứng theo mức chi trả cho luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm.
- Về thủ tục thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 15): Nghị định quy định cụ thể thủ tục thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý theo buổi làm việc, theo khoán chi vụ việc, theo hình thức tư vấn pháp luật và thủ tục thanh toán của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi ký hợp đồng.
- Về thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (các Điều 16 đến Điều 19 Nghị định):
+ Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gồm: đơn đề nghị làm cộng tác viên (theo mẫu); giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định; sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu 2 cm x 3 cm. Người đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Trung tâm hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính và fax, hình thức điện tử đến Trung tâm.
+ Thẻ cộng tác viên bị thu hồi trong 03 trường hợp: cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan; Cộng tác viên thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm; Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bị chấm dứt hoặc cộng tác viên không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ mà không có lý do chính đáng.
+ Thẻ cộng tác viên được cấp lại trong trường hợp thẻ cộng tác viên bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.
- Về hiệu lực thi hành (Điều 20): Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế các Nghị định hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 (Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007; Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/02/2013; Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17/9/2015).
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp