CTTĐT - Những năm qua, các cấp hội phụ nữ (HPN) tỉnh Yên Bái đã là chỗ dựa cho chị em phụ nữ khi thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) cho chị em, từ đó giúp chị em thay đổi cuộc sống, mạnh dạn lên tiếng đấu tranh với các hành vi BLGĐ.
54 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã sôi nổi thảo luận tại lớp tập huấn Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình năm 2018 tại huyện Văn Yên
Để thực hiện tốt công tác phòng chống BLGĐ, những năm qua, HPN tỉnh tập trung chỉ đạo HPN các huyện triển khai Luật Phòng, chống BLGĐ, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật phòng chống Bạo lực gia đình, Luật trẻ em... tới toàn thể cán bộ, hội viên và nhân dân. Hội cũng kêu gọi các cấp, các ngành đã có sự chung tay trong việc phòng chống bạo lực gia đình.
Cùng với đó, Hội đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm chuyển đổi nhận thức hành vi phòng chống bạo lực gia đình với các hoạt động như: Truyền thông, tập huấn, hội thảo, hội thi, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền chính sách luật pháp và các vấn đề gia đình trên các hệ thống trang Web, thông tin nội bộ của Hội. Đẩy mạnh hoạt động giải quyết đơn thư và hoạt động của “Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng” tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua đường dây nóng giúp đỡ cho 76 nạn nhân, duy trì trên 500 mô hình "địa chỉ tin cậy tại công đồng" và các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” hỗ trợ các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao trong việc phát triển kinh tế nhằm hạn chế bạo lực gia đình thông qua các hình thức vay vốn, mô hình làm thổ cẩm, đan rọ tôm, đan cói, chăn nuôi dê, bò, lợn, gà tại các địa phương. Phối hợp tốt với Chính quyền đặc biệt là Công an các địa phương trong việc cung cấp thông tin, ngăn chặn xử lý kịp thời, trách nhiệm các vụ việc nhằm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình theo pháp luật.
Tính trung bình mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 500 vụ ly hôn, trong đó trên 55% số vụ nguyên nhân từ đánh đập, ngược đãi. Thông qua các địa chỉ tin cậy, tổ hòa giải cơ sở và hoạt động của các ngành, đoàn thể đã tham gia phối hợp giải quyết 312 vụ liên quan đến bạo lực gia đình; đưa 595 bệnh nhân bạo lực gia đình được tiếp nhận, chăm sóc tại các cơ sở y tế; 459 nạn nhân bạo lực gia đình và 459 người gây bạo lực gia đình được tư vấn, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử được 34 vụ liên quan đến bạo lực gia đình và 06 vụ xâm hại tình dục với trẻ em gái.
Đặc biệt, tháng 1/2016, Hội đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng. Sau khi thành lập, đến nay Hội đã tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trên 25 trường hợp là nạn nhân của BLGĐ ở các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Lục Yên, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái. Có thể khẳng định, Hội đã phát huy tốt Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng, là địa chỉ tin cậy để chị em tìm đến khi cần hỗ trợ; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình; thực hiện tốt phong trào gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cung cấp cho chị em kiến thức về giới, bình đẳng giới, có kiến thức về phòng chống bạo lực, phương pháp giáo dục con cái giúp con em không bị ảnh hưởng bởi BLGĐ; thiết lập đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân trong trường hợp khẩn cấp.
Qua 2 năm hoạt động, Hội LHPN đã phối hợp với tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam tổ chức 5 khóa tập huấn cho 110 lượt cán bộ về các kiến thức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, nạn nhân bị BLGĐ, nạn nhân bị xâm hại tình dục... Nhờ vậy, đã có trên 225.000 hội viên và người dân được tiếp cận Trung tâm HTPN tại cộng đồng. Đã có 75 phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của BLGĐ, mua bán người và xâm hại tình dục được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Riêng trong năm 2017, Hội phối hợp với Tổ chức Hagar Quốc tế xây dựng Dự án thí điểm "Nhóm phụ nữ tín dụng, tiết kiệm” tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên hỗ trợ cho 8 nạn nhân bị BLGĐ với số tiền 15 triệu đồng/ người trong thời gian 24 tháng, lãi suất 0,5%/tháng, miễn lãi 6 tháng đầu. Sau khi vay vốn các chị em đã đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà để phát triển kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, Hội phối hợp với Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý mở các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, hỗ trợ tư vấn cho hàng nghìn hội viên có thêm kiến thức cần thiết để phục vụ cuộc sống; duy trì thường xuyên các câu lạc bộ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về gia đình bền vững, hạnh phúc.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái, trong thời gian tới, các cấp Hội sẽ vào cuộc một cách quyết liệt tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình, làm tốt công tác hòa giải đi đôi với phòng chống các tệ nạn xã hội; tập trung tuyên truyền giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, trang bị các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho cán bộ, hội viên cho phụ nữ và trẻ em, để từ đó dần dần xóa bỏ bạo lực gia đình, cần có các cơ chế riêng đối với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc và nắm thông tin về bạo lực gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình cụ thể để can thiệp, ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; trang bị cho nạn nhân “vũ khí” để tự bảo vệ mình như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh hạnh phúc gia đình, nuôi dậy con cái, phối hợp với các ngành xây dựng các thiết chế gia đình bền vững, xây dựng các quy ước, hương ước nhằm hạn chế các mâu thuẫn nội tại có thể dẫn tới bùng nổ thành xung đột trong từng gia đình, tạo dựng hình ảnh gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, các cấp hội phụ nữ (HPN) tỉnh Yên Bái đã là chỗ dựa cho chị em phụ nữ khi thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) cho chị em, từ đó giúp chị em thay đổi cuộc sống, mạnh dạn lên tiếng đấu tranh với các hành vi BLGĐ.Để thực hiện tốt công tác phòng chống BLGĐ, những năm qua, HPN tỉnh tập trung chỉ đạo HPN các huyện triển khai Luật Phòng, chống BLGĐ, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật phòng chống Bạo lực gia đình, Luật trẻ em... tới toàn thể cán bộ, hội viên và nhân dân. Hội cũng kêu gọi các cấp, các ngành đã có sự chung tay trong việc phòng chống bạo lực gia đình.
Cùng với đó, Hội đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm chuyển đổi nhận thức hành vi phòng chống bạo lực gia đình với các hoạt động như: Truyền thông, tập huấn, hội thảo, hội thi, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền chính sách luật pháp và các vấn đề gia đình trên các hệ thống trang Web, thông tin nội bộ của Hội. Đẩy mạnh hoạt động giải quyết đơn thư và hoạt động của “Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng” tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua đường dây nóng giúp đỡ cho 76 nạn nhân, duy trì trên 500 mô hình "địa chỉ tin cậy tại công đồng" và các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” hỗ trợ các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao trong việc phát triển kinh tế nhằm hạn chế bạo lực gia đình thông qua các hình thức vay vốn, mô hình làm thổ cẩm, đan rọ tôm, đan cói, chăn nuôi dê, bò, lợn, gà tại các địa phương. Phối hợp tốt với Chính quyền đặc biệt là Công an các địa phương trong việc cung cấp thông tin, ngăn chặn xử lý kịp thời, trách nhiệm các vụ việc nhằm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình theo pháp luật.
Tính trung bình mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 500 vụ ly hôn, trong đó trên 55% số vụ nguyên nhân từ đánh đập, ngược đãi. Thông qua các địa chỉ tin cậy, tổ hòa giải cơ sở và hoạt động của các ngành, đoàn thể đã tham gia phối hợp giải quyết 312 vụ liên quan đến bạo lực gia đình; đưa 595 bệnh nhân bạo lực gia đình được tiếp nhận, chăm sóc tại các cơ sở y tế; 459 nạn nhân bạo lực gia đình và 459 người gây bạo lực gia đình được tư vấn, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử được 34 vụ liên quan đến bạo lực gia đình và 06 vụ xâm hại tình dục với trẻ em gái.
Đặc biệt, tháng 1/2016, Hội đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng. Sau khi thành lập, đến nay Hội đã tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trên 25 trường hợp là nạn nhân của BLGĐ ở các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Lục Yên, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái. Có thể khẳng định, Hội đã phát huy tốt Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng, là địa chỉ tin cậy để chị em tìm đến khi cần hỗ trợ; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình; thực hiện tốt phong trào gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cung cấp cho chị em kiến thức về giới, bình đẳng giới, có kiến thức về phòng chống bạo lực, phương pháp giáo dục con cái giúp con em không bị ảnh hưởng bởi BLGĐ; thiết lập đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân trong trường hợp khẩn cấp.
Qua 2 năm hoạt động, Hội LHPN đã phối hợp với tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam tổ chức 5 khóa tập huấn cho 110 lượt cán bộ về các kiến thức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, nạn nhân bị BLGĐ, nạn nhân bị xâm hại tình dục... Nhờ vậy, đã có trên 225.000 hội viên và người dân được tiếp cận Trung tâm HTPN tại cộng đồng. Đã có 75 phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của BLGĐ, mua bán người và xâm hại tình dục được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Riêng trong năm 2017, Hội phối hợp với Tổ chức Hagar Quốc tế xây dựng Dự án thí điểm "Nhóm phụ nữ tín dụng, tiết kiệm” tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên hỗ trợ cho 8 nạn nhân bị BLGĐ với số tiền 15 triệu đồng/ người trong thời gian 24 tháng, lãi suất 0,5%/tháng, miễn lãi 6 tháng đầu. Sau khi vay vốn các chị em đã đầu tư vào chăn nuôi lợn, gà để phát triển kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, Hội phối hợp với Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý mở các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, hỗ trợ tư vấn cho hàng nghìn hội viên có thêm kiến thức cần thiết để phục vụ cuộc sống; duy trì thường xuyên các câu lạc bộ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về gia đình bền vững, hạnh phúc.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái, trong thời gian tới, các cấp Hội sẽ vào cuộc một cách quyết liệt tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay ngăn chặn bạo lực gia đình, làm tốt công tác hòa giải đi đôi với phòng chống các tệ nạn xã hội; tập trung tuyên truyền giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, trang bị các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho cán bộ, hội viên cho phụ nữ và trẻ em, để từ đó dần dần xóa bỏ bạo lực gia đình, cần có các cơ chế riêng đối với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc và nắm thông tin về bạo lực gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình cụ thể để can thiệp, ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; trang bị cho nạn nhân “vũ khí” để tự bảo vệ mình như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh hạnh phúc gia đình, nuôi dậy con cái, phối hợp với các ngành xây dựng các thiết chế gia đình bền vững, xây dựng các quy ước, hương ước nhằm hạn chế các mâu thuẫn nội tại có thể dẫn tới bùng nổ thành xung đột trong từng gia đình, tạo dựng hình ảnh gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững…