Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng, là cầu nối để truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân; có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác phòng, chống tội phạm, nên những năm qua, VKSND tỉnh Yên Bái đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đa dạng về hình thức, phù hợp tình hình hiện nay.
VKSND tỉnh Yên Bái phối hợp với tòa án nhân dân cùng cấp tổ chức phiên tòa xét xử lưu động các vụ án hình sự, từ đó góp phần tuyên truyền giáo dục, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân và phòng ngừa tội phạm tại địa phương.
Ngay sau khi Chỉ thị số 05/CT - VKSTC - TCKS của Viện trưởng VKSND tối cao về một số biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền trong ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành (ngày 23/8/2012), VKSND tỉnh Yên Bái đã quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động thuộc VKSND hai cấp. Đồng thời, VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua các kênh thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí của địa phương và của Ngành; triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử của VKSND tỉnh, ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Ban Biên tập, kiện toàn đội ngũ Cộng tác viên; Viện trưởng VKSND tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban Biên tập Trang thông tin điện tử của đơn vị.
Đây là một trong những đơn vị VKSND địa phương triển khai xây dựng, và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử sớm nhất của cả nước, ngay sau khi có Chỉ thị số 05/CT - VKSTC - TCKS ngày 23/8/2012 của Viện trưởng VKSND tối cao.
Hằng năm, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã chỉ đạo và xây dựng Kế hoạch công tác tuyên truyền để triển khai đến VKS 2 cấp tỉnh Yên Bái. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở, nhất là các địa bàn trọng điểm phức tạp an ninh trật tự, khu vực biên giới, vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức, như: Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phát tờ rơi, cấp phát sách, cổ động thông qua băng rôn, khẩu hiệu tại VKSND hai cấp; tổ chức các buổi phổ biến pháp luật trực tiếp tại địa bàn cơ sở, các khu dân cư, khu phố; đặc biệt, nhiều đơn vị đã lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác chuyên môn của mình (phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa lưu động; thông qua công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại trụ sở, kết hợp giữa tặng quà từ thiện và tuyên truyền, phổ biến pháp luật...) qua đó vừa phát huy ý nghĩa cao đẹp của việc thiện nguyện vừa tập hợp được đông đảo nhân dân để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nhận thấy hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động, trong những năm qua VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái đã tăng cường phối hợp với Tòa án đưa hàng nghìn vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại đi xét xử lưu động trên trên địa bàn.
Nhiệm kỳ qua, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư, Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 10/6/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đã có những chuyến biến rõ nét, thu được nhiều kết quả tích cực: Toàn tỉnh đã tổ chức trên 30 nghìn cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp (tăng trên 50% số cuộc so với nhiệm kỳ 2010-2015) cho gần 2 triệu lượt người tham dự; biên soạn, phát hành gần 500 nghìn bản tài liệu tuyên truyền gồm: Bản tin chuyên đề, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, đề cương tuyên truyền… Tổ chức 244 cuộc thi, hội thi tìm hiểu về pháp luật của Nhà nước thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham dự. Phát huy vai trò của tủ sách pháp luật, nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tính riêng từ năm 2019 đến nay, đã có trên 2.500 tin, bài viết được đăng tải trên mạng xã hội. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về tầm quan trọng, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng lên; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền con người, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tuy nhiên, trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn có một số hạn chế nhất định như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều, đặc biệt là ở cấp cơ sở; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật còn đơn điệu, chưa hấp dẫn; kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương nhất là xã, phường, thị trấn còn hạn hẹp nên việc triển khai các hoạt động này còn gặp khó khăn; ý thức chấp hành pháp luật của một số ít cán bộ, người dân còn hạn chế.
Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới, trong giai đoạn tới các đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tỉnh; các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc phổ biến, quán triệt, và triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 80-KL/TW ngày ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; lấy ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, hướng mạnh về cơ sở gắn với xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Gắn việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh với các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong trường học, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và hình thức ngoại khóa pháp luật. Quan tâm phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là pháp luật về hôn nhân và gia đình, chống hủ tục lạc hậu...
Kết hợp chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật; các cơ quan thi hành pháp luật và các cơ quan tư pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên; từng bước nâng cao tỷ lệ hòa giải, hạn chế đưa vụ án ra xét xử, góp phần giảm bớt mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài trong nhân dân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Ưu tiên khung giờ thu hút đông đảo khán giả, thính giả đối với các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật, nhất là giải đáp pháp luật qua tổng đài điện thoại, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các ban, sở, ngành. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm huy động tối đa nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cùng với đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và các ngành thành viên Hội đồng trong việc tư vấn, tham mưu và triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các ngành với các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan thông tin tuyên truyền, báo chí. Thường xuyên rà soát, củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; tuyên truyền viên cấp xã; đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các ban, sở, ngành và hòa giải viên cơ sở; bảo đảm đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình, nhóm nòng cốt, câu lạc bộ pháp luật để phổ biến, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân nhằm thu hút đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở. Kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng, là cầu nối để truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân; có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác phòng, chống tội phạm, nên những năm qua, VKSND tỉnh Yên Bái đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đa dạng về hình thức, phù hợp tình hình hiện nay.Ngay sau khi Chỉ thị số 05/CT - VKSTC - TCKS của Viện trưởng VKSND tối cao về một số biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền trong ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành (ngày 23/8/2012), VKSND tỉnh Yên Bái đã quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động thuộc VKSND hai cấp. Đồng thời, VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua các kênh thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí của địa phương và của Ngành; triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử của VKSND tỉnh, ban hành Quy chế hoạt động, thành lập Ban Biên tập, kiện toàn đội ngũ Cộng tác viên; Viện trưởng VKSND tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban Biên tập Trang thông tin điện tử của đơn vị.
Đây là một trong những đơn vị VKSND địa phương triển khai xây dựng, và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử sớm nhất của cả nước, ngay sau khi có Chỉ thị số 05/CT - VKSTC - TCKS ngày 23/8/2012 của Viện trưởng VKSND tối cao.
Hằng năm, Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã chỉ đạo và xây dựng Kế hoạch công tác tuyên truyền để triển khai đến VKS 2 cấp tỉnh Yên Bái. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở, nhất là các địa bàn trọng điểm phức tạp an ninh trật tự, khu vực biên giới, vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức, như: Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phát tờ rơi, cấp phát sách, cổ động thông qua băng rôn, khẩu hiệu tại VKSND hai cấp; tổ chức các buổi phổ biến pháp luật trực tiếp tại địa bàn cơ sở, các khu dân cư, khu phố; đặc biệt, nhiều đơn vị đã lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác chuyên môn của mình (phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa lưu động; thông qua công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại trụ sở, kết hợp giữa tặng quà từ thiện và tuyên truyền, phổ biến pháp luật...) qua đó vừa phát huy ý nghĩa cao đẹp của việc thiện nguyện vừa tập hợp được đông đảo nhân dân để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nhận thấy hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động, trong những năm qua VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái đã tăng cường phối hợp với Tòa án đưa hàng nghìn vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại đi xét xử lưu động trên trên địa bàn.
Nhiệm kỳ qua, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư, Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 10/6/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đã có những chuyến biến rõ nét, thu được nhiều kết quả tích cực: Toàn tỉnh đã tổ chức trên 30 nghìn cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp (tăng trên 50% số cuộc so với nhiệm kỳ 2010-2015) cho gần 2 triệu lượt người tham dự; biên soạn, phát hành gần 500 nghìn bản tài liệu tuyên truyền gồm: Bản tin chuyên đề, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, đề cương tuyên truyền… Tổ chức 244 cuộc thi, hội thi tìm hiểu về pháp luật của Nhà nước thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham dự. Phát huy vai trò của tủ sách pháp luật, nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tính riêng từ năm 2019 đến nay, đã có trên 2.500 tin, bài viết được đăng tải trên mạng xã hội. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về tầm quan trọng, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng lên; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền con người, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tuy nhiên, trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn có một số hạn chế nhất định như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều, đặc biệt là ở cấp cơ sở; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật còn đơn điệu, chưa hấp dẫn; kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương nhất là xã, phường, thị trấn còn hạn hẹp nên việc triển khai các hoạt động này còn gặp khó khăn; ý thức chấp hành pháp luật của một số ít cán bộ, người dân còn hạn chế.
Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới, trong giai đoạn tới các đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tỉnh; các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc phổ biến, quán triệt, và triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 80-KL/TW ngày ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; lấy ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, hướng mạnh về cơ sở gắn với xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Gắn việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh với các phong trào thi đua, các cuộc vận động như: Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong trường học, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và hình thức ngoại khóa pháp luật. Quan tâm phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là pháp luật về hôn nhân và gia đình, chống hủ tục lạc hậu...
Kết hợp chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật; các cơ quan thi hành pháp luật và các cơ quan tư pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên; từng bước nâng cao tỷ lệ hòa giải, hạn chế đưa vụ án ra xét xử, góp phần giảm bớt mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài trong nhân dân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Ưu tiên khung giờ thu hút đông đảo khán giả, thính giả đối với các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật, nhất là giải đáp pháp luật qua tổng đài điện thoại, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các ban, sở, ngành. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm huy động tối đa nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cùng với đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và các ngành thành viên Hội đồng trong việc tư vấn, tham mưu và triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các ngành với các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan thông tin tuyên truyền, báo chí. Thường xuyên rà soát, củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; tuyên truyền viên cấp xã; đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các ban, sở, ngành và hòa giải viên cơ sở; bảo đảm đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình, nhóm nòng cốt, câu lạc bộ pháp luật để phổ biến, vận động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân nhằm thu hút đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở. Kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.