Năm 2016, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về Luật Khoáng sản cho người dân và doanh nghiệp tại các thôn bản trên địa bàn. Từ đó, giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức về pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Lục Yên là huyện được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý và có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện có 44 giấy phép khai thác khoáng sản, cấp cho 38 doanh nghiệp với tổng diện tích cấp phép gần 600 ha. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế tại địa phương.
Để việc khai thác khoảng sản được thực hiện đúng quy định và có hiệu quả, các cấp chính quyền huyện đã có những buổi tuyên truyền trực tiếp tới người dân, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về Luật Khoáng sản, nguyên tắc hoạt động cũng như quyền lợi của địa phương và người dân trong vùng khai thác và chế biến khoáng sản.
Ông Là Văn Ngọt, thôn Nà Dụ, xã An Phú cho biết: Những nội dung tuyên truyền rất thiết thực, giúp chúng tôi hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Từ đó, chấp hành nghiêm chỉnh, tránh xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Phạm Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã An Phú, huyện Lục Yên cho biết: Cùng với việc tăng cường tuyên truyền pháp luật cho người dân, huyện Lục Yên cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những điểm mới trong luật khoáng sản, luật môi trường cho 100% các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn.
Đồng thời, làm tốt công tác phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp. Đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, khai thác trong phạm vi được cấp phép. Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất việc gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Đặc biệt, huyện khuyến khích người dân phản ánh những sai phạm của các doanh nghiệp để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết và xử lý. Tạo môi trường an toàn, thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
(Theo Báo Tài nguyên Môi trường)
Năm 2016, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về Luật Khoáng sản cho người dân và doanh nghiệp tại các thôn bản trên địa bàn. Từ đó, giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức về pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường. Lục Yên là huyện được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý và có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện có 44 giấy phép khai thác khoáng sản, cấp cho 38 doanh nghiệp với tổng diện tích cấp phép gần 600 ha. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế tại địa phương.
Để việc khai thác khoảng sản được thực hiện đúng quy định và có hiệu quả, các cấp chính quyền huyện đã có những buổi tuyên truyền trực tiếp tới người dân, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về Luật Khoáng sản, nguyên tắc hoạt động cũng như quyền lợi của địa phương và người dân trong vùng khai thác và chế biến khoáng sản.
Ông Là Văn Ngọt, thôn Nà Dụ, xã An Phú cho biết: Những nội dung tuyên truyền rất thiết thực, giúp chúng tôi hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Từ đó, chấp hành nghiêm chỉnh, tránh xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Phạm Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã An Phú, huyện Lục Yên cho biết: Cùng với việc tăng cường tuyên truyền pháp luật cho người dân, huyện Lục Yên cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những điểm mới trong luật khoáng sản, luật môi trường cho 100% các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn.
Đồng thời, làm tốt công tác phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp. Đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, khai thác trong phạm vi được cấp phép. Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất việc gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Đặc biệt, huyện khuyến khích người dân phản ánh những sai phạm của các doanh nghiệp để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết và xử lý. Tạo môi trường an toàn, thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
(Theo Báo Tài nguyên Môi trường)