Xác định sự phối hợp của các ngành có liên quan sẽ tạo ra sự đồng thuận và là sức mạnh tổng hợp để đưa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), Luật Việc làm vào thực tiễn cuộc sống.
Nhận thức được vấn đề này, trong năm 2016, công tác phối hợp liên ngành giữa BHXH Yên Bái với các cơ quan, ban, ngành, thành viên được triển khai thực sự có hiệu quả. 26 ngành thành viên, gồm: BHXH tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Thanh tra tỉnh, Tòa án tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chi cục Thi hành án, Báo Yên Bái... đã có những hoạt động phối hợp cụ thể với liên ngành hoặc chủ động có những hoạt động theo kế hoạch của liên ngành gắn với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị góp phần đưa Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm vào thực tiễn cuộc sống.
Thực hiện quy chế phối hợp, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT đối với hệ thống ngành dọc của mình và các cơ quan thông tin, tuyên truyền; tổ chức sơ kết công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị. Hai cơ quan chủ lực trên lĩnh vực thông tin tuyên truyền là Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã dành thời lượng, xây dựng chuyên mục về chính sách BHXH và BHYT, phổ biến kịp thời những chính sách mới đến đại bộ phận quần chúng nhân dân.
Với sức lan tỏa mạnh mẽ của mình, các bài viết ở nhiều thể loại khác nhau không chỉ biểu dương những thành tích xuất sắc của các đơn vị, cá nhân trong ngành BHXH, những địa phương, những doanh nghiệp chấp hành tốt Luật BHXH, BHYT mà còn chỉ ra những tồn tại, yếu kém và hướng khắc phục trong quá trình triển khai Luật, từ việc chây ỳ, nợ đọng phí đến chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế…
Liên ngành đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và khởi kiện các đơn vị nợ tiền BHXH. Trong năm, các ngành đã tiến hành tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát 234 đơn vị về việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT và công tác tuyên truyền thực hiện Luật. Kết quả sau thanh tra, kiểm tra đã tuyên truyền Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT; đôn đốc việc thực hiện thu nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đối với các đơn vị còn nợ...
Phối hợp lập hồ sơ khởi kiện 17 đơn vị sử dụng lao động nợ tiền trích nộp BHXH, BHYT kéo dài với tổng số tiền trên 11 tỷ đồng. Năm 2016, BHXH tỉnh tiếp 47 lượt công dân đến hỏi về chế độ chính sách, hồ sơ thủ tục thay đổi nhân thân, được cơ quan BHXH tỉnh trả lời đầy đủ, đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Tiếp công dân; tiếp nhận 55 đơn đề nghị và hỏi về chế độ chính sách, cơ quan BHXH và các ngành phối hợp trả lời theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, không có đơn tồn đọng kéo dài, vượt cấp, không có điểm nóng.
Việc phối hợp giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện tốt đã góp phần tích cực củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc bảo đảm an sinh xã hội và an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, năm 2016, tổng số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN) đạt gần 1.300 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch giao; tỷ lệ nợ đọng giảm còn 1,9% tổng số phải thu; tăng mới gần 52.000 lao động tham gia BHXH, BHYT; chi giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN gần 2.400 tỷ đồng; tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT trên 603 tỷ đồng; gần 1.300 đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử.
Bên cạnh đó, ngành BHXH đã ký hợp đồng chuyển hồ sơ, dữ liệu qua hệ thống bưu chính viễn thông do đó đã tạo được tiện ích nhiều hơn và giảm thời gian phải đến giao dịch trực tiếp với cơ quan BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động.
Năm 2017, liên ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH theo Chỉ thị số 34/CT-TTg của Chính phủ, các giải pháp tăng diện bao phủ BHYT tiến tới BHYT toàn dân; tiếp tục duy trì và đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: tuyên truyền miệng, tờ rơi, áp phích, báo in, phát thanh và truyền hình. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái... tiếp tục phối hợp mở các lớp tập huấn gắn với Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động, các hợp tác xã, doanh nghiệp thành viên trong toàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; giải quyết triệt để khiếu kiện của người lao động, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN...
Theo Báo Yên Bái
Xác định sự phối hợp của các ngành có liên quan sẽ tạo ra sự đồng thuận và là sức mạnh tổng hợp để đưa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), Luật Việc làm vào thực tiễn cuộc sống.
Nhận thức được vấn đề này, trong năm 2016, công tác phối hợp liên ngành giữa BHXH Yên Bái với các cơ quan, ban, ngành, thành viên được triển khai thực sự có hiệu quả. 26 ngành thành viên, gồm: BHXH tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Thanh tra tỉnh, Tòa án tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chi cục Thi hành án, Báo Yên Bái... đã có những hoạt động phối hợp cụ thể với liên ngành hoặc chủ động có những hoạt động theo kế hoạch của liên ngành gắn với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị góp phần đưa Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm vào thực tiễn cuộc sống.
Thực hiện quy chế phối hợp, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT đối với hệ thống ngành dọc của mình và các cơ quan thông tin, tuyên truyền; tổ chức sơ kết công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị. Hai cơ quan chủ lực trên lĩnh vực thông tin tuyên truyền là Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã dành thời lượng, xây dựng chuyên mục về chính sách BHXH và BHYT, phổ biến kịp thời những chính sách mới đến đại bộ phận quần chúng nhân dân.
Với sức lan tỏa mạnh mẽ của mình, các bài viết ở nhiều thể loại khác nhau không chỉ biểu dương những thành tích xuất sắc của các đơn vị, cá nhân trong ngành BHXH, những địa phương, những doanh nghiệp chấp hành tốt Luật BHXH, BHYT mà còn chỉ ra những tồn tại, yếu kém và hướng khắc phục trong quá trình triển khai Luật, từ việc chây ỳ, nợ đọng phí đến chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế…
Liên ngành đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và khởi kiện các đơn vị nợ tiền BHXH. Trong năm, các ngành đã tiến hành tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát 234 đơn vị về việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT và công tác tuyên truyền thực hiện Luật. Kết quả sau thanh tra, kiểm tra đã tuyên truyền Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT; đôn đốc việc thực hiện thu nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đối với các đơn vị còn nợ...
Phối hợp lập hồ sơ khởi kiện 17 đơn vị sử dụng lao động nợ tiền trích nộp BHXH, BHYT kéo dài với tổng số tiền trên 11 tỷ đồng. Năm 2016, BHXH tỉnh tiếp 47 lượt công dân đến hỏi về chế độ chính sách, hồ sơ thủ tục thay đổi nhân thân, được cơ quan BHXH tỉnh trả lời đầy đủ, đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Tiếp công dân; tiếp nhận 55 đơn đề nghị và hỏi về chế độ chính sách, cơ quan BHXH và các ngành phối hợp trả lời theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, không có đơn tồn đọng kéo dài, vượt cấp, không có điểm nóng.
Việc phối hợp giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện tốt đã góp phần tích cực củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc bảo đảm an sinh xã hội và an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, năm 2016, tổng số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN) đạt gần 1.300 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch giao; tỷ lệ nợ đọng giảm còn 1,9% tổng số phải thu; tăng mới gần 52.000 lao động tham gia BHXH, BHYT; chi giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN gần 2.400 tỷ đồng; tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT trên 603 tỷ đồng; gần 1.300 đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử.
Bên cạnh đó, ngành BHXH đã ký hợp đồng chuyển hồ sơ, dữ liệu qua hệ thống bưu chính viễn thông do đó đã tạo được tiện ích nhiều hơn và giảm thời gian phải đến giao dịch trực tiếp với cơ quan BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động.
Năm 2017, liên ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH theo Chỉ thị số 34/CT-TTg của Chính phủ, các giải pháp tăng diện bao phủ BHYT tiến tới BHYT toàn dân; tiếp tục duy trì và đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: tuyên truyền miệng, tờ rơi, áp phích, báo in, phát thanh và truyền hình. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái... tiếp tục phối hợp mở các lớp tập huấn gắn với Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động, các hợp tác xã, doanh nghiệp thành viên trong toàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; giải quyết triệt để khiếu kiện của người lao động, người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN...