CTTĐT - Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
Một phần thi kiến thức tại Hội thi “Hòa giải viên giỏi” thành phố Yên Bái năm 2020
Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuân, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước.
Nội dung của Kế hoạch gồm: Tiếp tục rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên có đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở; Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi duõng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở; Củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở.
Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch.
Tăng cường các hoạt động truyền thông về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; vận động, thuyết phục thành viên, hội viên và nhân dân giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở.
Các cơ quan: Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức đào tạo đội ngũ tập huấn viên cấp huyện, hỗ trợ thực hiện bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở, hỗ trợ cung cấp tài liệu, tổ chức xây dựng mô hình huy động luật gia, luật sư, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án, kiểm sát viên hỗ trợ nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương, trong đó chú trọng tập trung vào công tác chỉ đạo củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác hòa giải tại cơ sở.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh.Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuân, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước.
Nội dung của Kế hoạch gồm: Tiếp tục rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên có đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở; Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi duõng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở; Củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở.
Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch.
Tăng cường các hoạt động truyền thông về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; vận động, thuyết phục thành viên, hội viên và nhân dân giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở.
Các cơ quan: Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức đào tạo đội ngũ tập huấn viên cấp huyện, hỗ trợ thực hiện bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở, hỗ trợ cung cấp tài liệu, tổ chức xây dựng mô hình huy động luật gia, luật sư, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án, kiểm sát viên hỗ trợ nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương, trong đó chú trọng tập trung vào công tác chỉ đạo củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác hòa giải tại cơ sở.