CTTĐT - Sau 3 năm triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước thuộc chức năng, thẩm quyền; tăng cường công tác phối hợp với các cấp, ngành có liên quan trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần quan trọng trong công tác lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa
Từ năm 2017 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 95 văn bản quản lý di tích và lễ hội. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó có nội dung bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thay thế Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND về ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các di tích trên địa bàn tỉnh nói chung, các di tích lịch sử - văn hóa có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng nói riêng.
Nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, hướng dẫn các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc sở, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hoạt động tuyên truyền thông qua các hình thức như: Tuyên truyền lưu động, pa nô, áp phích… nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời gắn với tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản có liên quan như: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, danh thắng; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái... Đồng thời chỉ đạo Ban biên tập Trang thông tin điện tử đăng tải nội dung tài liệu về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân tìm hiểu nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ.
Ngay sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành và có hiệu lực, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tăng cường công tác kiểm kê, rà soát và nghiên cứu xếp hạng di tích tại 09/09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đảm bảo triển khai thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tính đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh Yên Bái có 119 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng các cấp. Trong đó: 63 di tích có yếu tố tín ngưỡng (cấp Quốc gia: 04, cấp tỉnh: 59); 14 di tích có yếu tố tôn giáo (cấp Quốc gia: 0, cấp tỉnh: 14); 12 di tích có yếu tố hỗn hợp (bao gồm cả yêu tố tín ngưỡng và tôn giáo) (cấp Quốc gia: 01, cấp tỉnh: 11). Tất cả các di tích sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng đều được hướng dẫn thành lập Ban quản lý di tích tại cơ sở theo quy định; các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra tại di tích đều đảm bảo thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước quy định trong lĩnh vực di sản văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo...
Công tác quản lý lễ hội diễn ra tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng các cấp tăng cường. Hoạt động lễ hội diễn ra tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự lễ hội.
Việc thẩm định các dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về di sản; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn Ban quản lý di tích tại địa phương thực hiện việc quản lý di vật, hiện vật, bài trí sắp xếp đồ thờ tự và hệ thống tượng pháp theo quy định; tuyên truyền vận động, hướng dẫn các di tích không sử dụng các linh vật, di vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.
Hàng năm, Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các huyện, thị xã, thành phố. Chỉ đạo Thanh tra sở, Phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Phòng Quản lý Văn hóa phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Qua kiểm tra, các địa phương tổ chức lễ hội đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lễ hội như: Thành lập được Ban Tổ chức, Ban Quản lý, Ban Chỉ đạo lễ hội đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo công tác tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh tiến hành kiểm tra các di tích trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 3 năm triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước thuộc chức năng, thẩm quyền; tăng cường công tác phối hợp với các cấp, ngành có liên quan trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần quan trọng trong công tác lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.Từ năm 2017 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 95 văn bản quản lý di tích và lễ hội. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó có nội dung bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thay thế Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND về ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các di tích trên địa bàn tỉnh nói chung, các di tích lịch sử - văn hóa có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng nói riêng.
Nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, hướng dẫn các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc sở, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hoạt động tuyên truyền thông qua các hình thức như: Tuyên truyền lưu động, pa nô, áp phích… nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời gắn với tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản có liên quan như: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, danh thắng; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái... Đồng thời chỉ đạo Ban biên tập Trang thông tin điện tử đăng tải nội dung tài liệu về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân tìm hiểu nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ.
Ngay sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành và có hiệu lực, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tăng cường công tác kiểm kê, rà soát và nghiên cứu xếp hạng di tích tại 09/09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đảm bảo triển khai thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tính đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh Yên Bái có 119 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng các cấp. Trong đó: 63 di tích có yếu tố tín ngưỡng (cấp Quốc gia: 04, cấp tỉnh: 59); 14 di tích có yếu tố tôn giáo (cấp Quốc gia: 0, cấp tỉnh: 14); 12 di tích có yếu tố hỗn hợp (bao gồm cả yêu tố tín ngưỡng và tôn giáo) (cấp Quốc gia: 01, cấp tỉnh: 11). Tất cả các di tích sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng đều được hướng dẫn thành lập Ban quản lý di tích tại cơ sở theo quy định; các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra tại di tích đều đảm bảo thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước quy định trong lĩnh vực di sản văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo...
Công tác quản lý lễ hội diễn ra tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng các cấp tăng cường. Hoạt động lễ hội diễn ra tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự lễ hội.
Việc thẩm định các dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về di sản; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn Ban quản lý di tích tại địa phương thực hiện việc quản lý di vật, hiện vật, bài trí sắp xếp đồ thờ tự và hệ thống tượng pháp theo quy định; tuyên truyền vận động, hướng dẫn các di tích không sử dụng các linh vật, di vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.
Hàng năm, Sở đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các huyện, thị xã, thành phố. Chỉ đạo Thanh tra sở, Phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Phòng Quản lý Văn hóa phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Qua kiểm tra, các địa phương tổ chức lễ hội đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lễ hội như: Thành lập được Ban Tổ chức, Ban Quản lý, Ban Chỉ đạo lễ hội đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo công tác tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh tiến hành kiểm tra các di tích trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.