CTTĐT - Ngày 19/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng nhằm phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Hội nghị Triển khai Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng
Đồng chí Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh việc cần thiết cần phải triển khai các nội dung của Nghị quyết cũng như cập nhật các quy định mới của pháp luật cho đội ngũ công chứng viên và nhân viên nghiệp vụ. Đồng thời yêu cầu các đại biểu cần tập trung theo dõi, tiếp thu, tích cực trao đổi, thảo luận với tinh thần cầu thị nhất, nắm thật chắc để sau khi hội nghị kết thúc có thể áp dụng ngay vào thực tiễn hoạt động tại tổ chức mình trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt Nghị quyết số 172/NQ-CP, Sở Tư Pháp đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là:
- Thứ nhất là tiếp tục rà soát, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về công chứng với pháp luật có liên quan; các quy định của pháp luật về xử lý hành vi sử dụng tài liệu, giấy tờ giả, giả mạo người yêu cầu công chứng và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động công chứng; đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng;
- Thứ hai là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng; xây dựng đội ngũ công chứng viên chuyên nghiệp, chất lượng cao, trong đó cần chú trọng chất lượng đội ngũ công chứng viên ở tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm công chứng viên; chuẩn hóa đầu vào của công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng;
- Thứ ba là tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan để kịp thời nắm bắt và xử lý triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình hành nghề của công chứng viên.
+ Thứ tư là phát triển tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm ổn định, bền vững gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn cấp huyện.
+ Thứ năm là tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động công chứng; nâng cao trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong việc thực hiện các quy định pháp luật về công chứng./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 19/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng nhằm phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.Đồng chí Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh việc cần thiết cần phải triển khai các nội dung của Nghị quyết cũng như cập nhật các quy định mới của pháp luật cho đội ngũ công chứng viên và nhân viên nghiệp vụ. Đồng thời yêu cầu các đại biểu cần tập trung theo dõi, tiếp thu, tích cực trao đổi, thảo luận với tinh thần cầu thị nhất, nắm thật chắc để sau khi hội nghị kết thúc có thể áp dụng ngay vào thực tiễn hoạt động tại tổ chức mình trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt Nghị quyết số 172/NQ-CP, Sở Tư Pháp đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là:
- Thứ nhất là tiếp tục rà soát, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về công chứng với pháp luật có liên quan; các quy định của pháp luật về xử lý hành vi sử dụng tài liệu, giấy tờ giả, giả mạo người yêu cầu công chứng và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động công chứng; đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng;
- Thứ hai là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng; xây dựng đội ngũ công chứng viên chuyên nghiệp, chất lượng cao, trong đó cần chú trọng chất lượng đội ngũ công chứng viên ở tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm công chứng viên; chuẩn hóa đầu vào của công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng;
- Thứ ba là tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan để kịp thời nắm bắt và xử lý triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình hành nghề của công chứng viên.
+ Thứ tư là phát triển tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm ổn định, bền vững gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn cấp huyện.
+ Thứ năm là tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động công chứng; nâng cao trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong việc thực hiện các quy định pháp luật về công chứng./.