Những năm qua, Phòng Tư pháp huyện Văn Chấn đã thực hiện kịp thời, đồng bộ hiệu quả các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực tư pháp, đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) hướng về cơ sở, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Cán bộ tư pháp xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho người dân.
Hàng năm, Phòng Tư pháp đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai công tác TTPBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng hương ước, quy ước khu dân cư… Công tác TTPBGDPL được đặc biệt quan tâm chú trọng, tổ chức gần 400 buổi/năm với trên 30.000 lượt người tham gia.
Nội dung được lựa chọn phù hợp với đặc thù của từng địa phương như: Luật Giao thông đường bộ; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Bình đẳng giới; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Nuôi con nuôi; Luật Nghĩa vụ quân sự...
Công tác TTPBGDPL còn nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện, chấp hành pháp luật, đồng thời phê phán những cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa, vi phạm pháp luật; giải đáp thắc mắc, kiến nghị liên quan đến những quy định của pháp luật và công tác thực thi chấp hành pháp luật ở cơ sở…
Bà Đinh Thị Thanh Uyên - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: "Do đẩy mạnh công tác TTPBGDPL tập trung là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên ý thức chấp hành của pháp luật của người dân nâng lên rõ rệt, số vụ việc vi phạm pháp luật giảm trung bình từ 20% đến 30%/năm".
Hàng năm, Phòng còn triển khai Ngày pháp luật Việt Nam, lồng ghép công tác TTPBGDPL tại các cuộc họp của các cơ quan, đơn vị. Nhiều khu dân cư còn tổ chức được bằng hình thức câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, dòng họ để TTPBGDPL cho gia đình và người thân.
Đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở thường xuyên tham gia công tác tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu…, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Thực hiện công tác hộ tịch - chứng thực lĩnh vực tư pháp những năm gần đây cho thấy, khối lượng công việc thuộc lĩnh vực tư pháp là rất lớn. Hàng năm, Phòng thụ lý giải quyết gần 300 việc về thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch và xác định lại dân tộc, đăng ký khai sinh, kết hôn có yếu tố người nước ngoài… Cấp xã, thị trấn đăng ký khai sinh trung bình trên 2.000 trường hợp/năm; đăng ký kết hôn cho gần 1.000 trường hợp; đăng ký khai tử trên 600 trường hợp…
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tư pháp còn thường xuyên kiện toàn 213 tổ hòa giải với 1.275 hòa giải viên. Các tổ hòa giải trung bình mỗi năm giải quyết gần 300 vụ, việc, trong đó, hòa giải thành đạt trên 85% vụ, việc. Các vụ việc chủ yếu tập trung thuộc lĩnh vực đất đai và hôn nhân gia đình. Các thành viên tổ hòa giải đa phần là người có uy tín trong cộng đồng.
Khi có vụ việc xảy ra, tổ hòa giải đã nhanh chóng có mặt, phân tích đúng, sai giữa các bên, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp ảnh hưởng tới an ninh trật tự địa bàn khu dân cư.
Thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với cải cách tư pháp, Phòng Tư pháp huyện Văn Chấn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, kiểm tra, rà soát thủ tục hành chính ở cấp xã, thị trấn; rà soát các văn bản pháp luật đã ban hành; cải tiến lề lối làm việc để đội ngũ cán bộ tư pháp nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành và tổ chức thi hành pháp luật…, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, Phòng Tư pháp huyện Văn Chấn đã thực hiện kịp thời, đồng bộ hiệu quả các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực tư pháp, đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) hướng về cơ sở, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.Hàng năm, Phòng Tư pháp đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai công tác TTPBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng hương ước, quy ước khu dân cư… Công tác TTPBGDPL được đặc biệt quan tâm chú trọng, tổ chức gần 400 buổi/năm với trên 30.000 lượt người tham gia.
Nội dung được lựa chọn phù hợp với đặc thù của từng địa phương như: Luật Giao thông đường bộ; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Bình đẳng giới; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Nuôi con nuôi; Luật Nghĩa vụ quân sự...
Công tác TTPBGDPL còn nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện, chấp hành pháp luật, đồng thời phê phán những cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa, vi phạm pháp luật; giải đáp thắc mắc, kiến nghị liên quan đến những quy định của pháp luật và công tác thực thi chấp hành pháp luật ở cơ sở…
Bà Đinh Thị Thanh Uyên - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: "Do đẩy mạnh công tác TTPBGDPL tập trung là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên ý thức chấp hành của pháp luật của người dân nâng lên rõ rệt, số vụ việc vi phạm pháp luật giảm trung bình từ 20% đến 30%/năm".
Hàng năm, Phòng còn triển khai Ngày pháp luật Việt Nam, lồng ghép công tác TTPBGDPL tại các cuộc họp của các cơ quan, đơn vị. Nhiều khu dân cư còn tổ chức được bằng hình thức câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, dòng họ để TTPBGDPL cho gia đình và người thân.
Đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở thường xuyên tham gia công tác tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu…, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Thực hiện công tác hộ tịch - chứng thực lĩnh vực tư pháp những năm gần đây cho thấy, khối lượng công việc thuộc lĩnh vực tư pháp là rất lớn. Hàng năm, Phòng thụ lý giải quyết gần 300 việc về thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch và xác định lại dân tộc, đăng ký khai sinh, kết hôn có yếu tố người nước ngoài… Cấp xã, thị trấn đăng ký khai sinh trung bình trên 2.000 trường hợp/năm; đăng ký kết hôn cho gần 1.000 trường hợp; đăng ký khai tử trên 600 trường hợp…
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tư pháp còn thường xuyên kiện toàn 213 tổ hòa giải với 1.275 hòa giải viên. Các tổ hòa giải trung bình mỗi năm giải quyết gần 300 vụ, việc, trong đó, hòa giải thành đạt trên 85% vụ, việc. Các vụ việc chủ yếu tập trung thuộc lĩnh vực đất đai và hôn nhân gia đình. Các thành viên tổ hòa giải đa phần là người có uy tín trong cộng đồng.
Khi có vụ việc xảy ra, tổ hòa giải đã nhanh chóng có mặt, phân tích đúng, sai giữa các bên, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp ảnh hưởng tới an ninh trật tự địa bàn khu dân cư.
Thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với cải cách tư pháp, Phòng Tư pháp huyện Văn Chấn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, kiểm tra, rà soát thủ tục hành chính ở cấp xã, thị trấn; rà soát các văn bản pháp luật đã ban hành; cải tiến lề lối làm việc để đội ngũ cán bộ tư pháp nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành và tổ chức thi hành pháp luật…, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống.