Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 100 trường hợp tảo hôn, trong đó: Văn Chấn 25, Mù Cang Chải 24, Trấn Yên 4 , Văn Yên 3 và Yên Bình 1. Riêng huyện Trạm Tấu có 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm tảo hôn đang được cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động.
Cán bộ xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải báo cáo tình hình phòng, chống tảo hôn năm 2021 với đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Theo quy định tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, một trong các điều kiện kết hôn là nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Luật quy định độ tuổi kết hôn như trên dựa trên các nghiên cứu về sự phát triển của con người, vì ở độ tuổi này, nam, nữ mới thực sự phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, mới có thể thực sự trở thành những ông bố, bà mẹ, người chủ gia đình. Luật quy định là vậy, song thời gian qua, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra.
Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 100 trường hợp tảo hôn, trong đó: Văn Chấn 25, Mù Cang Chải 24, Trấn Yên 4, Văn Yên 3 và Yên Bình 1. Riêng huyện Trạm Tấu có 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm tảo hôn đang được cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động.
Tảo hôn không chỉ vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình mà còn là rào cản đối với tương lai của các cặp vợ chồng trẻ con như: học hành dở dang, không nghề nghiệp và nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi phải làm chồng, làm vợ trong lúc cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện.
Những nghiên cứu đã cho thấy, tảo hôn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy giảm chất lượng dân số và cả tính mạng của trẻ sơ sinh, khi tỷ lệ các đối tượng tảo hôn sinh con nhẹ cân (dưới 2,5 kg) chiếm đến 33,44%. Việc sinh con ở tuổi vị thành niên còn gặp một số rủi ro như nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, thai chết lưu, chết sơ sinh cao hơn. Trẻ sinh ra bởi các bà mẹ tuổi vị thành niên, có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bà mẹ trên 20 tuổi.
Thực tế cho thấy, tảo hôn để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đây là nguyên nhân và cũng chính là hậu quả của sự nghèo đói, phát triển thiếu toàn diện. Do đó, rất cần sự chung tay của toàn xã hội và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương để hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng này trong thời gian sớm nhất.
Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, các cấp, các ngành của tỉnh cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống. Theo đó, cùng với triển khai Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2020 - 2025”, các địa phương cần đề ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn.
Các tổ chức, đoàn thể cần lựa chọn nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung tuyên truyền vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh thiếu niên; phát huy hiệu ứng tuyên truyền của mạng xã hội Facebook, Zalo; lồng ghép việc tuyên truyền tảo hôn với các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức lễ hội, hoạt động hòa giải, hội nghị của các đoàn thể; huy động tối đa các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền qua nhiều hình thức; phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng.
Các trường học nên tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa giúp học sinh hiểu tác hại của tảo hôn, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn cho học sinh; đồng thời, tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong nhà trường.
Các ngành chức năng tăng cường các hoạt động tư vấn, triển khai nhân rộng các mô hình phòng, chống tảo hôn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống, trình độ nhận thức cho nhân dân.
Theo Báo Yên Bái
Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 100 trường hợp tảo hôn, trong đó: Văn Chấn 25, Mù Cang Chải 24, Trấn Yên 4 , Văn Yên 3 và Yên Bình 1. Riêng huyện Trạm Tấu có 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm tảo hôn đang được cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động.Theo quy định tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, một trong các điều kiện kết hôn là nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Luật quy định độ tuổi kết hôn như trên dựa trên các nghiên cứu về sự phát triển của con người, vì ở độ tuổi này, nam, nữ mới thực sự phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, mới có thể thực sự trở thành những ông bố, bà mẹ, người chủ gia đình. Luật quy định là vậy, song thời gian qua, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra.
Theo số liệu thống kê, 8 tháng năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 100 trường hợp tảo hôn, trong đó: Văn Chấn 25, Mù Cang Chải 24, Trấn Yên 4, Văn Yên 3 và Yên Bình 1. Riêng huyện Trạm Tấu có 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm tảo hôn đang được cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động.
Tảo hôn không chỉ vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình mà còn là rào cản đối với tương lai của các cặp vợ chồng trẻ con như: học hành dở dang, không nghề nghiệp và nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi phải làm chồng, làm vợ trong lúc cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện.
Những nghiên cứu đã cho thấy, tảo hôn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy giảm chất lượng dân số và cả tính mạng của trẻ sơ sinh, khi tỷ lệ các đối tượng tảo hôn sinh con nhẹ cân (dưới 2,5 kg) chiếm đến 33,44%. Việc sinh con ở tuổi vị thành niên còn gặp một số rủi ro như nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, thai chết lưu, chết sơ sinh cao hơn. Trẻ sinh ra bởi các bà mẹ tuổi vị thành niên, có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bà mẹ trên 20 tuổi.
Thực tế cho thấy, tảo hôn để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đây là nguyên nhân và cũng chính là hậu quả của sự nghèo đói, phát triển thiếu toàn diện. Do đó, rất cần sự chung tay của toàn xã hội và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương để hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng này trong thời gian sớm nhất.
Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, các cấp, các ngành của tỉnh cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống. Theo đó, cùng với triển khai Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2020 - 2025”, các địa phương cần đề ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn.
Các tổ chức, đoàn thể cần lựa chọn nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tập trung tuyên truyền vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh thiếu niên; phát huy hiệu ứng tuyên truyền của mạng xã hội Facebook, Zalo; lồng ghép việc tuyên truyền tảo hôn với các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức lễ hội, hoạt động hòa giải, hội nghị của các đoàn thể; huy động tối đa các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền qua nhiều hình thức; phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng.
Các trường học nên tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa giúp học sinh hiểu tác hại của tảo hôn, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn cho học sinh; đồng thời, tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong nhà trường.
Các ngành chức năng tăng cường các hoạt động tư vấn, triển khai nhân rộng các mô hình phòng, chống tảo hôn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống, trình độ nhận thức cho nhân dân.
Các bài khác
- Đổi mới cách đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Sở Tư pháp phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức cuộc thi “Thanh niên với pháp luật”
- Yên Bái: Truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em
- Quy định mới về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9
- Thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật để khơi thông đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phòng chống COVID-19
- Tiếp tục thực hiện quyết liệt việc rà soát, hoàn thiện pháp luật
- Văn Yên: Tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng đa dạng, đúng trọng tâm
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh: Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
- Trấn Yên tuyên truyền pháp luật đến từng người dân