Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường”, thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Tư pháp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học trong ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên.
Giáo dục pháp luật cho học sinh ngay từ nhỏ góp phần hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định. (Trong ảnh: Giờ học môn Đạo đức của học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, thành phố Yên Bái).
Các đơn vị, trường học đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục; các quy định pháp luật về hội nhập quốc tế, thực hiện quy chế dân chủ; các quy chế về đào tạo, rèn luyện học sinh, sinh viên.
Các nhà trường cũng không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các mô hình trực quan trong giảng dạy và học tập môn Pháp luật ở trường chuyên nghiệp, môn Giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, môn Đạo đức ở bậc tiểu học; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật.
Cùng với đó, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như: nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề… góp phần không nhỏ vào việc giúp các học sinh, sinh viên tìm hiểu kiến thức pháp luật một cách toàn diện, đầy đủ, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản; giúp các học sinh, sinh viên củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật; đồng thời, rèn luyện, uốn nắn, hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định.
Hiện tại, Sở đã xây dựng chuyên mục thông tin PBGDPL trên trang thông tin điện tử của Sở và phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị, thành phố.
Toàn ngành có 41 trang thông tin điện tử phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL; 583 tủ sách pháp luật, mỗi tủ sách có ít nhất 50 đầu sách (bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương).
Có thể nói rằng, việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là việc làm cần thiết, yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng một nhà nước pháp luật, xã hội có kỷ cương, nề nếp.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, thời gian tới, các đơn vị, trường học trong tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL trong trường học; đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các hình ảnh, sự việc, con người thật liên quan đến bài dạy nhằm tránh sự nhàm chán, khô khan cho học sinh; thành lập ban chỉ đạo tuyên truyền, PBGDPL, các câu lạc bộ pháp luật, “cổng trường an toàn giao thông”; tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi môn Giáo dục công dân để khuyến khích, động viên giáo viên tích cực giảng dạy và học tập.
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường”, thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Tư pháp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học trong ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Các đơn vị, trường học đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục; các quy định pháp luật về hội nhập quốc tế, thực hiện quy chế dân chủ; các quy chế về đào tạo, rèn luyện học sinh, sinh viên.
Các nhà trường cũng không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các mô hình trực quan trong giảng dạy và học tập môn Pháp luật ở trường chuyên nghiệp, môn Giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, môn Đạo đức ở bậc tiểu học; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật.
Cùng với đó, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như: nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề… góp phần không nhỏ vào việc giúp các học sinh, sinh viên tìm hiểu kiến thức pháp luật một cách toàn diện, đầy đủ, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản; giúp các học sinh, sinh viên củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật; đồng thời, rèn luyện, uốn nắn, hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định.
Hiện tại, Sở đã xây dựng chuyên mục thông tin PBGDPL trên trang thông tin điện tử của Sở và phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị, thành phố.
Toàn ngành có 41 trang thông tin điện tử phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL; 583 tủ sách pháp luật, mỗi tủ sách có ít nhất 50 đầu sách (bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương).
Có thể nói rằng, việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là việc làm cần thiết, yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng một nhà nước pháp luật, xã hội có kỷ cương, nề nếp.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, thời gian tới, các đơn vị, trường học trong tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL trong trường học; đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các hình ảnh, sự việc, con người thật liên quan đến bài dạy nhằm tránh sự nhàm chán, khô khan cho học sinh; thành lập ban chỉ đạo tuyên truyền, PBGDPL, các câu lạc bộ pháp luật, “cổng trường an toàn giao thông”; tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi môn Giáo dục công dân để khuyến khích, động viên giáo viên tích cực giảng dạy và học tập.
Các bài khác
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
- Yên Bái trồng 7.120 ha rừng trong Quý 1/2017
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả thị trường
- Quy định hoạt động đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
- Công tác dân vận quý I/2017 được thực hiện hiệu quả
- Những chính sách liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN có hiệu lực từ 01/3
- Những quy định mới về tiền lương, phụ cấp có hiệu lực từ tháng 4/2017
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- Quy định mới về chế độ lương và chế độ phụ cấp của công nhân, viên chức quốc phòng