Một số hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, các buổi trợ giúp pháp lý, các chương trình phát thanh, tuyên truyền lưu động... được quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi, chấp hành thực hiện.
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện hiệu quả qua hình thức sân khấu hóa. Trong ảnh: Một tiểu phẩm tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi huyện Trạm Tấu năm 2020.
Trạm Tấu (Yên Bái) có 12 dân tộc cùng sinh sống, trình độ nhận thức của người dân không đồng đều, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đọc chưa thông, viết chưa thạo, địa hình chia cắt đi lại khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn... Đó là những khó khăn đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở huyện vùng cao này.
Ông Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Những năm qua, UBND huyện Trạm Tấu đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến nhân dân trong huyện. UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn củng cố kiện toàn 12 ban tuyên truyền PBGDPL cấp xã với 179 tuyên truyền viên; 12 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 140 thành viên; 2 câu lạc bộ pháp luật với 10 thành viên; 60 tổ hòa giải cơ sở với 282 tổ viên...
Hình thức tuyên truyền PBGDPL ngày càng đổi mới, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, đặc biệt là các đối tượng đặc thù. Một số hình thức PBGDPL đạt hiệu quả cao như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, các buổi trợ giúp pháp lý, các chương trình phát thanh, tuyên truyền lưu động... được quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi, chấp hành thực hiện.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện nâng lên, góp phần phòng ngừa sai phạm, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật. Giai đoạn 2017 - 2021, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trong huyện đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác này, coi đây là nhiệm vụ chính trị chung gắn với chức năng nhiệm vụ riêng của từng cơ quan, đơn vị.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện, Hội đồng Phối hợp PBGDPL, Phòng Tư pháp huyện đã đa dạng hóa các loại hình tổ chức nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền PBGDPL nhân dân trong huyện. Đồng thời, phân công các thành viên Hội đồng trực tiếp xuống các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, học tập và chỉ đạo, hướng dẫn ban tuyên truyền cấp xã triển khai các văn bản pháp luật được Quốc hội thông qua, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân nắm chắc và chấp hành, thực hiện.
Từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã tổ chức tuyên truyền 141 cuộc PBGDPL cho 10.980 lượt người tham gia học tập. Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện xây dựng 179 chuyên mục với 431 lượt tin, bài tuyên truyền về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi), các luật được Quốc hội thông qua và các văn bản chính sách, quy định mới ban hành, phát trên hệ thống loa truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái, tổ chức 25 buổi trợ giúp pháp lý lưu động cho 1.080 đối tượng là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có nhu cầu trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn trong huyện.
Tổ chức 1 lớp tập huấn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho tổ trưởng tổ hòa giải ở cơ sở, trưởng các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, ban tuyên truyền và cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, thị trấn. Tổ chức 3 hội thi tìm hiểu về pháp luật: "Tìm hiểu về Bộ luật Hình sự”; "Hòa giải viên giỏi cơ sở”; "Tìm hiểu pháp luật về dân quân tự vệ”.
Ngoài ra, Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện còn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trực quan bằng pa nô, khẩu hiệu; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và Trang Thông tin điện tử của huyện về "Ngày Pháp luật Việt Nam”; tuyên truyền 60 lượt bằng xe loa; cấp phát 2.454 tập tin, tờ gấp, tờ rơi đến tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện...
Đến thời điểm này, toàn huyện có 100 tủ sách pháp luật, trong đó có 29 tủ sách đặt tại thư viện các nhà trường; 12 tủ sách đặt tại trụ sở UBND các xã, thị trấn; 11 tủ sách đặt tại điểm bưu điện văn hóa xã; 48 tủ sách đặt tại các cơ quan, ban ngành của huyện... Các tủ sách ở các xã, thị trấn được đặt ở vị trí thuận tiện để cán bộ và nhân dân dễ tiếp cận.
Kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền PBGDPL của huyện Trạm Tấu trong những năm qua đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Đại đa số người dân sau khi được tìm hiểu, nghiên cứu đã nắm bắt kịp thời và tuân thủ về ý thức chấp hành pháp luật.
Theo Báo Yên Bái
Một số hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, các buổi trợ giúp pháp lý, các chương trình phát thanh, tuyên truyền lưu động... được quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi, chấp hành thực hiện.Trạm Tấu (Yên Bái) có 12 dân tộc cùng sinh sống, trình độ nhận thức của người dân không đồng đều, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đọc chưa thông, viết chưa thạo, địa hình chia cắt đi lại khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn... Đó là những khó khăn đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở huyện vùng cao này.
Ông Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Những năm qua, UBND huyện Trạm Tấu đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến nhân dân trong huyện. UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn củng cố kiện toàn 12 ban tuyên truyền PBGDPL cấp xã với 179 tuyên truyền viên; 12 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 140 thành viên; 2 câu lạc bộ pháp luật với 10 thành viên; 60 tổ hòa giải cơ sở với 282 tổ viên...
Hình thức tuyên truyền PBGDPL ngày càng đổi mới, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, đặc biệt là các đối tượng đặc thù. Một số hình thức PBGDPL đạt hiệu quả cao như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, các buổi trợ giúp pháp lý, các chương trình phát thanh, tuyên truyền lưu động... được quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi, chấp hành thực hiện.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện nâng lên, góp phần phòng ngừa sai phạm, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật. Giai đoạn 2017 - 2021, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trong huyện đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác này, coi đây là nhiệm vụ chính trị chung gắn với chức năng nhiệm vụ riêng của từng cơ quan, đơn vị.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện, Hội đồng Phối hợp PBGDPL, Phòng Tư pháp huyện đã đa dạng hóa các loại hình tổ chức nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền PBGDPL nhân dân trong huyện. Đồng thời, phân công các thành viên Hội đồng trực tiếp xuống các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, học tập và chỉ đạo, hướng dẫn ban tuyên truyền cấp xã triển khai các văn bản pháp luật được Quốc hội thông qua, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân nắm chắc và chấp hành, thực hiện.
Từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã tổ chức tuyên truyền 141 cuộc PBGDPL cho 10.980 lượt người tham gia học tập. Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện xây dựng 179 chuyên mục với 431 lượt tin, bài tuyên truyền về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi), các luật được Quốc hội thông qua và các văn bản chính sách, quy định mới ban hành, phát trên hệ thống loa truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái, tổ chức 25 buổi trợ giúp pháp lý lưu động cho 1.080 đối tượng là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có nhu cầu trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn trong huyện.
Tổ chức 1 lớp tập huấn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho tổ trưởng tổ hòa giải ở cơ sở, trưởng các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, ban tuyên truyền và cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, thị trấn. Tổ chức 3 hội thi tìm hiểu về pháp luật: "Tìm hiểu về Bộ luật Hình sự”; "Hòa giải viên giỏi cơ sở”; "Tìm hiểu pháp luật về dân quân tự vệ”.
Ngoài ra, Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện còn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trực quan bằng pa nô, khẩu hiệu; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và Trang Thông tin điện tử của huyện về "Ngày Pháp luật Việt Nam”; tuyên truyền 60 lượt bằng xe loa; cấp phát 2.454 tập tin, tờ gấp, tờ rơi đến tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện...
Đến thời điểm này, toàn huyện có 100 tủ sách pháp luật, trong đó có 29 tủ sách đặt tại thư viện các nhà trường; 12 tủ sách đặt tại trụ sở UBND các xã, thị trấn; 11 tủ sách đặt tại điểm bưu điện văn hóa xã; 48 tủ sách đặt tại các cơ quan, ban ngành của huyện... Các tủ sách ở các xã, thị trấn được đặt ở vị trí thuận tiện để cán bộ và nhân dân dễ tiếp cận.
Kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền PBGDPL của huyện Trạm Tấu trong những năm qua đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Đại đa số người dân sau khi được tìm hiểu, nghiên cứu đã nắm bắt kịp thời và tuân thủ về ý thức chấp hành pháp luật.