Năm 2021 Bộ, ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực kịp thời phối hợp với các cơ quan tham mưu Chính phủ, chính quyền các cấp xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh.
.
Nhiều vấn đề pháp lý cần điều chỉnh kịp thời
Năm 2021, công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật tiếp tục có nhiều kết quả tích cực. Bộ, ngành Tư pháp đã phối hợp với các bộ ngành và địa phương đã tập trung tham mưu triển khai, thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Các bộ, ngành đã tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc lập đề nghị, trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh chương trình năm 2021, trong đó hồ sơ các đề nghị xây dựng VBQPPL được các bộ, ngành chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và chất lượng hơn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các cấp đã trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành hoạt động xây dựng thể chế, tổ chức thi hành pháp luật. Điểm nổi bật trong năm là Bộ, ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực kịp thời phối hợp với các cơ quan tham mưu Chính phủ, chính quyền các cấp xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh.
Qua thống kê, số lượng VBQPPL ở địa phương, nhất là cấp huyện, tăng nhiều so với năm 2020 phần nào cho thấy tình hình KTXH, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19 làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý cần phải kịp thời có những quy định điều chỉnh; nhiều văn bản cũng được ban hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và điều hành phát triển KTXH ở năm đầu nhiệm kỳ mới.
Chất lượng công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục được nâng cao, tiến độ được bảo đảm. Công tác kiểm tra VBQPPL tiếp tục vào cuộc kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; kết luận kiểm tra chính xác; nhiều văn bản trái pháp luật đã được xử lý dứt điểm, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Đặc biệt, trước những tác động, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tiếp tục rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh và đời sống nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo thống kê, toàn Ngành đã tập trung rà soát được 29.955 VBQPPL (giảm 9% so với năm 2020), kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản (tăng 15,9% so với năm 2020). Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tập trung rà soát được số lượng lớn văn bản trong năm 2021 như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Ưu tiên sửa đổi, hoàn thiện các quy định không phù hợp
Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, khó khăn là một số bộ, ngành vẫn chưa thực sự chủ động trong việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật để đề xuất vào Chương trình, dẫn tới tình trạng bổ sung vào Chương trình không đảm bảo thời hạn theo quy định, có một số dự án đến sát kỳ họp, phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đề nghị bổ sung. Chất lượng hồ sơ một số đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL còn thấp. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết vẫn chưa được thực hiện triệt để, vẫn còn 06 văn bản chậm ban hành. Một số VBQPPL của các Bộ, ngành, địa phương khi ban hành còn chưa đúng về nội dung, thẩm quyền; tiến độ xử lý văn bản sau rà soát còn rất chậm.
Thời gian tới, Bộ Tư pháp cho biết tiếp tục đề xuất và thực hiện quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh. Nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL. Thực hiện tốt các giải pháp cải thiện chỉ số Cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII).
Ưu tiên sửa đổi, hoàn thiện bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, còn vướng mắc, bất cập đã được rà soát, phát hiện; Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra VBQPPL và chú trọng việc xử lý văn bản sau khi có kết luận kiểm tra. Tiếp tục rà soát các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội, việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức.
Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Năm 2021 Bộ, ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực kịp thời phối hợp với các cơ quan tham mưu Chính phủ, chính quyền các cấp xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh.Nhiều vấn đề pháp lý cần điều chỉnh kịp thời
Năm 2021, công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật tiếp tục có nhiều kết quả tích cực. Bộ, ngành Tư pháp đã phối hợp với các bộ ngành và địa phương đã tập trung tham mưu triển khai, thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Các bộ, ngành đã tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc lập đề nghị, trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh chương trình năm 2021, trong đó hồ sơ các đề nghị xây dựng VBQPPL được các bộ, ngành chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và chất lượng hơn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các cấp đã trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành hoạt động xây dựng thể chế, tổ chức thi hành pháp luật. Điểm nổi bật trong năm là Bộ, ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực kịp thời phối hợp với các cơ quan tham mưu Chính phủ, chính quyền các cấp xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh.
Qua thống kê, số lượng VBQPPL ở địa phương, nhất là cấp huyện, tăng nhiều so với năm 2020 phần nào cho thấy tình hình KTXH, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19 làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý cần phải kịp thời có những quy định điều chỉnh; nhiều văn bản cũng được ban hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và điều hành phát triển KTXH ở năm đầu nhiệm kỳ mới.
Chất lượng công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục được nâng cao, tiến độ được bảo đảm. Công tác kiểm tra VBQPPL tiếp tục vào cuộc kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; kết luận kiểm tra chính xác; nhiều văn bản trái pháp luật đã được xử lý dứt điểm, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Đặc biệt, trước những tác động, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tiếp tục rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh và đời sống nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo thống kê, toàn Ngành đã tập trung rà soát được 29.955 VBQPPL (giảm 9% so với năm 2020), kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản (tăng 15,9% so với năm 2020). Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tập trung rà soát được số lượng lớn văn bản trong năm 2021 như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Ưu tiên sửa đổi, hoàn thiện các quy định không phù hợp
Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, khó khăn là một số bộ, ngành vẫn chưa thực sự chủ động trong việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật để đề xuất vào Chương trình, dẫn tới tình trạng bổ sung vào Chương trình không đảm bảo thời hạn theo quy định, có một số dự án đến sát kỳ họp, phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đề nghị bổ sung. Chất lượng hồ sơ một số đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL còn thấp. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết vẫn chưa được thực hiện triệt để, vẫn còn 06 văn bản chậm ban hành. Một số VBQPPL của các Bộ, ngành, địa phương khi ban hành còn chưa đúng về nội dung, thẩm quyền; tiến độ xử lý văn bản sau rà soát còn rất chậm.
Thời gian tới, Bộ Tư pháp cho biết tiếp tục đề xuất và thực hiện quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh. Nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL. Thực hiện tốt các giải pháp cải thiện chỉ số Cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII).
Ưu tiên sửa đổi, hoàn thiện bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, còn vướng mắc, bất cập đã được rà soát, phát hiện; Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra VBQPPL và chú trọng việc xử lý văn bản sau khi có kết luận kiểm tra. Tiếp tục rà soát các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội, việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức.
Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp