Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” đã hoàn thành tốt các mục tiêu, đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ, cán bộ và nhân dân vùng biên giới, hải đảo. Hoạt động tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã thực sự trở thành cầu nối, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật vào cuộc sống.
Bộ Tư lệnh BĐBP đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” tổ chức ngày 12/1.
Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng, Phó Trưởng ban thường trực Đề án cho biết, Ban Chỉ đạo đề án Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Cơ quan Thường trực phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Đề án các tỉnh, thành phố biên giới triển khai đồng bộ, đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của từng cơ quan, đơn vị và đối tượng.
Đáng chú ý, trong tuyên truyền, giáo dục thông qua việc nhân rộng các mô hình, phong trào tiêu biểu, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã nhân rộng, duy trì nền nếp, có chiều sâu nhiều mô hình, phong trào và sáng kiến tiêu biểu; thường xuyên cập nhật những biện pháp, cách làm mới, khoa học, hiệu quả với nhiều nội dung phong phú, đa dạng gắn với các phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; “Toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và xuất, nhập cảnh trái phép”; Chương trình “Hải quân nhân dân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”, “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”; các mô hình “Hợp sức toàn dân tấn công tội phạm”; “Thôn, xóm, bản, làng bình yên không có tội phạm, tệ nạn ma túy”; “Dân vận khéo”.
Các mô hình, cách làm này đã góp phần đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, các lực lượng vùng biên giới, hải đảo.
Cũng trong 5 năm qua, các địa phương đã quan tâm củng cố, phát triển và duy trì hoạt động trên 2.000 câu lạc bộ pháp luật và câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; 1.084 trung tâm tư vấn pháp luật; trên 1.100 tổ tuyên truyền pháp luật; 9.828 tổ hòa giải.
Căn cứ tình hình, nhiệm vụ, các cơ quan, đoàn thể phối hợp tổ chức hàng nghìn đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở, gần 145.000 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thu hút trên 6,8 triệu lượt người nghe.
Nhờ đó, tỉ lệ vi phạm pháp luật hằng năm giảm, năm sau thấp hơn năm trước; một số địa phương giảm rõ rệt, tiêu biểu như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Tiền Giang, Bạc Liêu...
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đề án đánh giá, Đề án đã được triển khai sâu rộng và hiệu quả tại 44 tỉnh, thành phố biên giới trên cả nước. Với đối tượng tiếp cận đa dạng, nhiều vùng miền và thành phần dân tộc; trình độ tiếp thu khác nhau, trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, song để có được kết quả trên, đó là sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các địa phương, đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện Đề án.
Thượng tướng Võ Minh Lương nhấn mạnh, trong thời gian tới, nhằm phát huy kết quả đã đạt được của Đề án, cần có sự tham gia trách nhiệm, tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước, góp phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cụ thể hóa trong nghị quyết lãnh đạo thường kỳ, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, có chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực.
Đồng thời củng cố, kiện toàn các tổ, đội tuyên truyền pháp luật; duy trì nền nếp hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ, trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên pháp luật có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Đặc biệt phải bám sát tình hình và điều kiện thực tế, phong tục, tập quán ở địa phương, đơn vị, xác định nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp; nghiên cứu, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; nhân rộng các mô hình, cách làm tốt, sáng tạo, hiệu quả. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, các phong trào thi đua, các đề án, cuộc vận động ở địa phương, đơn vị quân đội…
Tại Hội nghị, Bộ Quốc phòng cũng đã công bố các quyết định và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho Bộ Tư lệnh BĐBP, Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP; trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Đề án.
Theo Chinhphu.vn
Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” đã hoàn thành tốt các mục tiêu, đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ, cán bộ và nhân dân vùng biên giới, hải đảo. Hoạt động tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã thực sự trở thành cầu nối, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật vào cuộc sống.Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” tổ chức ngày 12/1.
Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng, Phó Trưởng ban thường trực Đề án cho biết, Ban Chỉ đạo đề án Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Cơ quan Thường trực phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Đề án các tỉnh, thành phố biên giới triển khai đồng bộ, đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của từng cơ quan, đơn vị và đối tượng.
Đáng chú ý, trong tuyên truyền, giáo dục thông qua việc nhân rộng các mô hình, phong trào tiêu biểu, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã nhân rộng, duy trì nền nếp, có chiều sâu nhiều mô hình, phong trào và sáng kiến tiêu biểu; thường xuyên cập nhật những biện pháp, cách làm mới, khoa học, hiệu quả với nhiều nội dung phong phú, đa dạng gắn với các phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; “Toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và xuất, nhập cảnh trái phép”; Chương trình “Hải quân nhân dân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”, “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”; các mô hình “Hợp sức toàn dân tấn công tội phạm”; “Thôn, xóm, bản, làng bình yên không có tội phạm, tệ nạn ma túy”; “Dân vận khéo”.
Các mô hình, cách làm này đã góp phần đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, các lực lượng vùng biên giới, hải đảo.
Cũng trong 5 năm qua, các địa phương đã quan tâm củng cố, phát triển và duy trì hoạt động trên 2.000 câu lạc bộ pháp luật và câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; 1.084 trung tâm tư vấn pháp luật; trên 1.100 tổ tuyên truyền pháp luật; 9.828 tổ hòa giải.
Căn cứ tình hình, nhiệm vụ, các cơ quan, đoàn thể phối hợp tổ chức hàng nghìn đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở, gần 145.000 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thu hút trên 6,8 triệu lượt người nghe.
Nhờ đó, tỉ lệ vi phạm pháp luật hằng năm giảm, năm sau thấp hơn năm trước; một số địa phương giảm rõ rệt, tiêu biểu như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Tiền Giang, Bạc Liêu...
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đề án đánh giá, Đề án đã được triển khai sâu rộng và hiệu quả tại 44 tỉnh, thành phố biên giới trên cả nước. Với đối tượng tiếp cận đa dạng, nhiều vùng miền và thành phần dân tộc; trình độ tiếp thu khác nhau, trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, song để có được kết quả trên, đó là sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các địa phương, đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện Đề án.
Thượng tướng Võ Minh Lương nhấn mạnh, trong thời gian tới, nhằm phát huy kết quả đã đạt được của Đề án, cần có sự tham gia trách nhiệm, tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước, góp phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cụ thể hóa trong nghị quyết lãnh đạo thường kỳ, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, có chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực.
Đồng thời củng cố, kiện toàn các tổ, đội tuyên truyền pháp luật; duy trì nền nếp hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ, trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên pháp luật có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Đặc biệt phải bám sát tình hình và điều kiện thực tế, phong tục, tập quán ở địa phương, đơn vị, xác định nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp; nghiên cứu, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; nhân rộng các mô hình, cách làm tốt, sáng tạo, hiệu quả. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, các phong trào thi đua, các đề án, cuộc vận động ở địa phương, đơn vị quân đội…
Tại Hội nghị, Bộ Quốc phòng cũng đã công bố các quyết định và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho Bộ Tư lệnh BĐBP, Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP; trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Đề án.