Sáng 13/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe giới thiệu những nội dung cơ bản của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Dự thảo Luật gồm 6 chương, 49 điều. Dự luật có những điểm mới cơ bản như: về quy định chung, bổ sung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã phù hợp với quy định của Luật Tiếp cận thông tin và pháp luật hiện hành.
Về thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị: không quy định về dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan do vấn đề này đã được quy định tại các luật chuyên ngành và pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị.
Về trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở: quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định cụ thể trách nhiệm của HĐND, UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về Thanh tra nhân dân, Chính phủ đề nghị bổ sung chế định thanh tra nhân dân sang quy định tại dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở...
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu, phản biện về các nội dung dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như: sự phù hợp giữa mục đích, quan điểm, phương pháp tiếp cận xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; việc thể hiện nguyên tắc thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật; tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành; vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; các điều kiện đảm bảo thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật; cơ chế để phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ trong dự thảo Luật...
Các ý kiến đóng góp tại Hội nghị phản biện xã hội sẽ được tổng hợp trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Theo Báo Yên Bái
Sáng 13/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.Đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe giới thiệu những nội dung cơ bản của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Dự thảo Luật gồm 6 chương, 49 điều. Dự luật có những điểm mới cơ bản như: về quy định chung, bổ sung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, mở rộng phạm vi công khai thông tin ở cấp xã phù hợp với quy định của Luật Tiếp cận thông tin và pháp luật hiện hành.
Về thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị: không quy định về dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan do vấn đề này đã được quy định tại các luật chuyên ngành và pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị.
Về trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở: quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định cụ thể trách nhiệm của HĐND, UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về Thanh tra nhân dân, Chính phủ đề nghị bổ sung chế định thanh tra nhân dân sang quy định tại dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở...
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu, phản biện về các nội dung dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như: sự phù hợp giữa mục đích, quan điểm, phương pháp tiếp cận xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; việc thể hiện nguyên tắc thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật; tính thống nhất, đồng bộ, liên thông của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với Hiến pháp năm 2013 và pháp luật hiện hành; vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; các điều kiện đảm bảo thực hiện dân chủ trong dự thảo Luật; cơ chế để phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ trong dự thảo Luật...
Các ý kiến đóng góp tại Hội nghị phản biện xã hội sẽ được tổng hợp trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.