CTTĐT - Trong những năm qua, huyện Văn Chấn luôn chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Cán bộ tư pháp xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho người dân. (ảnh tư liệu - minh họa)
Để nâng cao hiệu quả công tác TTPBGDPL, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu với UBND huyện Văn Chấn đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác TTPBGDPL, xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình PBGDPL của tỉnh và huyện; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, huyện đã kiện toàn hội đồng phối hợp PBGDPL huyện, xây dựng và bổ sung quy chế hoạt động, nhằm tăng cường vai trò hoạt động của hội đồng phối hợp PBGDPL huyện, góp phần từng bước nâng cao chất lượng công tác TTPBGDPL tại địa phương.
Cùng với đó, huyện quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn các tổ hòa giải cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật... Hình thức tuyên truyền được đa dạng, phong phú như: trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tổ chức hội nghị, băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi, tổ chức cuộc thi, tọa đàm tìm hiểu về pháp luật… Nội dung tuyên truyền được xây dựng đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Phòng Tư pháp Văn Chấn đã phối hợp với Phòng Dân tộc, Huyện đoàn, Công an huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được 11 buổi với 492 người tham dự. Nội dung tuyên truyền gồm: Một số quy định của pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết, chế tài xử phạt; Luật Giao thông đường bộ; Luật Bình đẳng giới; một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành…
Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức tuyên truyền được 120 buổi với 15.019 lượt tham dự. Nội dung tuyên truyền về: Luật Hộ tịch, Luật hôn nhân và gia đình; Luật phòng chống tác hại của rượu bia; Luật Giao thông đường bộ; Luật Lâm nghiệp…
Công tác rà soát, củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Phòng Tư pháp huyện thường xuyên hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tốt các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng số vụ việc thực hiện hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện là 162 vụ việc. Hòa giải thành 139/162 vụ việc (đạt 85,9%); hòa giải không thành 9/162 vụ việc (đạt 5,5%), đang giải quyết 14/162 vụ việc (đạt 8,6%). Bên cạnh đó, Phòng Tư pháp đã phối hợp với Chi nhánh số 1 - Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái tổ chức 05 hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tại các xã An Lương, Suối Bu, Nậm Lành, Nậm Búng, Gia Hội với 115 người tham dự gồm những nội dung: Một số quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ người được trợ giúp pháp lý; trình tự, thủ tục, hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý và giải đáp, tư vấn pháp luật đối với người dân khi có yêu cầu.
Trong thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, kịp thời, đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, tập trung cho cơ sở và các nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, nhất là người dân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, cách thức tuyên truyền pháp luật, đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng, câu lạc bộ pháp luật, mô hình “ngày pháp luật”; tập trung tuyên truyền pháp luật sâu rộng theo lĩnh vực và nhóm đối tượng, đặc biệt là một số nhóm đối tượng, như: đồng bào vùng sâu, vùng xa, nông dân, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh. Tăng cường thực hiện công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng chuẩn tiếp cận chuẩn pháp luật…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, huyện Văn Chấn luôn chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.Để nâng cao hiệu quả công tác TTPBGDPL, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu với UBND huyện Văn Chấn đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác TTPBGDPL, xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình PBGDPL của tỉnh và huyện; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, huyện đã kiện toàn hội đồng phối hợp PBGDPL huyện, xây dựng và bổ sung quy chế hoạt động, nhằm tăng cường vai trò hoạt động của hội đồng phối hợp PBGDPL huyện, góp phần từng bước nâng cao chất lượng công tác TTPBGDPL tại địa phương.
Cùng với đó, huyện quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn các tổ hòa giải cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật... Hình thức tuyên truyền được đa dạng, phong phú như: trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tổ chức hội nghị, băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi, tổ chức cuộc thi, tọa đàm tìm hiểu về pháp luật… Nội dung tuyên truyền được xây dựng đảm bảo tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Phòng Tư pháp Văn Chấn đã phối hợp với Phòng Dân tộc, Huyện đoàn, Công an huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được 11 buổi với 492 người tham dự. Nội dung tuyên truyền gồm: Một số quy định của pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết, chế tài xử phạt; Luật Giao thông đường bộ; Luật Bình đẳng giới; một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành…
Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức tuyên truyền được 120 buổi với 15.019 lượt tham dự. Nội dung tuyên truyền về: Luật Hộ tịch, Luật hôn nhân và gia đình; Luật phòng chống tác hại của rượu bia; Luật Giao thông đường bộ; Luật Lâm nghiệp…
Công tác rà soát, củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Phòng Tư pháp huyện thường xuyên hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tốt các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng số vụ việc thực hiện hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện là 162 vụ việc. Hòa giải thành 139/162 vụ việc (đạt 85,9%); hòa giải không thành 9/162 vụ việc (đạt 5,5%), đang giải quyết 14/162 vụ việc (đạt 8,6%). Bên cạnh đó, Phòng Tư pháp đã phối hợp với Chi nhánh số 1 - Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Yên Bái tổ chức 05 hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tại các xã An Lương, Suối Bu, Nậm Lành, Nậm Búng, Gia Hội với 115 người tham dự gồm những nội dung: Một số quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ người được trợ giúp pháp lý; trình tự, thủ tục, hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý và giải đáp, tư vấn pháp luật đối với người dân khi có yêu cầu.
Trong thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, kịp thời, đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, tập trung cho cơ sở và các nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, nhất là người dân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, cách thức tuyên truyền pháp luật, đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng, câu lạc bộ pháp luật, mô hình “ngày pháp luật”; tập trung tuyên truyền pháp luật sâu rộng theo lĩnh vực và nhóm đối tượng, đặc biệt là một số nhóm đối tượng, như: đồng bào vùng sâu, vùng xa, nông dân, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh. Tăng cường thực hiện công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng chuẩn tiếp cận chuẩn pháp luật…