Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, công tác (PBGDPL), trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho hội viên, phụ nữ.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý; nâng cao ý thức tự giác, tích cực tìm hiểu pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của cán bộ và người dân, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp số 01 ngày 26/7/2017 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ giai đoạn 2017 - 2022.
Các bên đã phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn kiến thức, tuyên truyền và giải đáp pháp luật tại các địa bàn trọng điểm về mua bán người, bạo lực gia đình, nhất là trong các dịp cao điểm như: hưởng ứng Ngày Toàn dân phòng chống mua bán người 30/7, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Toàn dân phòng chống ma túy 26/6; Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 với nhiều loại hình tuyên truyền phong phú…
Qua đó, tổ chức 7.300 hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ, thu hút trên 165.000 lượt hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia; trong đó, tổ chức được trên 1.000 buổi truyền thông nhóm nhỏ và nhiều buổi truyền thông bằng loa cầm tay và loa gắn xe máy.
Các cấp Hội trong tỉnh đã đổi mới nội dung tuyên truyền, PBGDPL theo hướng phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng, dễ tiếp cận với đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, sáng tạo trong vận dụng đa dạng các hình thức, phương pháp tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác PBGDPL, kết hợp với tuyên truyền miệng trong các buổi hội nghị, sinh hoạt chi, tổ Hội…
Đồng thời, xây dựng 64 phóng sự, trên 4.800 tin, bài, ảnh; tuyên truyền 94 văn bản, chính sách mới có hiệu lực liên quan đến phụ nữ và trẻ em trên các trang web, fanpage, zalo của Hội…; đã có gần 4 triệu lượt người tiếp cận, gần 2 triệu lượt tương tác trên trang fanpage của Hội.
Ngành tư pháp và Hội LHPN các cấp đã biên soạn, phát hành nhiều loại tài liệu phổ biến pháp luật cho đội ngũ làm công tác PBGDPL, hội viên, phụ nữ và nhân dân.
Trong đó, các cấp Hội đã cấp phát trên 64.000 tờ rơi với các nội dung: phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mua bán người, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…
Sở Tư pháp và Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tổ chức, phát động hưởng ứng nhiều cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật cho nhân dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng. Tiêu biểu như cuộc thi viết "Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên”, "Tìm hiểu Bộ luật Hình sự”, Hội thi "Hòa giải viên giỏi” 2020… thu hút hàng ngàn lượt hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia.
Để xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở, ngành tư pháp và các cấp Hội LHPN đã phối hợp tổ chức 132 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 8.756 cán bộ Hội các cấp từ tỉnh tới cấp chi, tổ, cộng tác viên, tuyên truyền viên, hội viên nòng cốt và thành viên tổ phản ứng nhanh của Hội LHPN các cấp.
Hội LHPN tỉnh thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên của Hội; chỉ đạo các cấp Hội thành lập mới và duy trì các tổ tự quản, tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội để nắm bắt tình hình tư tưởng, tuyên truyền, PBGDPL, trao đổi, xác minh, phản ánh và xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Toàn tỉnh hiện có 407 tổ tự quản với 6.421 thành viên; 186 tổ phản ứng nhanh với 1.250 thành viên.
Trong công tác trợ giúp pháp lý, các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp các cấp để tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên phụ nữ và nhân dân tại cơ sở; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của cán bộ hội phụ nữ các cấp tham gia hội thẩm nhân dân để hỗ trợ bảo vệ cho các nạn nhân trong các vụ án.
Các cấp Hội đã tư vấn pháp luật và hỗ trợ cho trên 2.000 lượt công dân về các lĩnh vực hôn nhân gia đình, hành chính, đất đai, lao động việc làm…; đồng thời, tích cực phối hợp, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân thông qua công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư gửi tới Hội.
Trong hơn 5 năm qua, đã tiếp nhận 40 đơn thư về bạo lực gia đình, ly hôn và phân chia tài sản, tranh chấp nuôi con sau ly hôn, xâm hại tình dục trẻ em; đồng thời, chỉ đạo Hội LHPN các cấp phối hợp với chính quyền địa phương tham gia giải quyết các vụ việc.
Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp đã góp phần tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nền nếp và có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt phương châm hội viên phụ nữ "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Theo Báo Yên Bái
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, công tác (PBGDPL), trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả.Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý; nâng cao ý thức tự giác, tích cực tìm hiểu pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của cán bộ và người dân, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp số 01 ngày 26/7/2017 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ giai đoạn 2017 - 2022.
Các bên đã phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn kiến thức, tuyên truyền và giải đáp pháp luật tại các địa bàn trọng điểm về mua bán người, bạo lực gia đình, nhất là trong các dịp cao điểm như: hưởng ứng Ngày Toàn dân phòng chống mua bán người 30/7, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Toàn dân phòng chống ma túy 26/6; Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 với nhiều loại hình tuyên truyền phong phú…
Qua đó, tổ chức 7.300 hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ, thu hút trên 165.000 lượt hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia; trong đó, tổ chức được trên 1.000 buổi truyền thông nhóm nhỏ và nhiều buổi truyền thông bằng loa cầm tay và loa gắn xe máy.
Các cấp Hội trong tỉnh đã đổi mới nội dung tuyên truyền, PBGDPL theo hướng phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng, dễ tiếp cận với đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, sáng tạo trong vận dụng đa dạng các hình thức, phương pháp tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác PBGDPL, kết hợp với tuyên truyền miệng trong các buổi hội nghị, sinh hoạt chi, tổ Hội…
Đồng thời, xây dựng 64 phóng sự, trên 4.800 tin, bài, ảnh; tuyên truyền 94 văn bản, chính sách mới có hiệu lực liên quan đến phụ nữ và trẻ em trên các trang web, fanpage, zalo của Hội…; đã có gần 4 triệu lượt người tiếp cận, gần 2 triệu lượt tương tác trên trang fanpage của Hội.
Ngành tư pháp và Hội LHPN các cấp đã biên soạn, phát hành nhiều loại tài liệu phổ biến pháp luật cho đội ngũ làm công tác PBGDPL, hội viên, phụ nữ và nhân dân.
Trong đó, các cấp Hội đã cấp phát trên 64.000 tờ rơi với các nội dung: phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mua bán người, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…
Sở Tư pháp và Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tổ chức, phát động hưởng ứng nhiều cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật cho nhân dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng. Tiêu biểu như cuộc thi viết "Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh, thiếu niên”, "Tìm hiểu Bộ luật Hình sự”, Hội thi "Hòa giải viên giỏi” 2020… thu hút hàng ngàn lượt hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia.
Để xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở, ngành tư pháp và các cấp Hội LHPN đã phối hợp tổ chức 132 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 8.756 cán bộ Hội các cấp từ tỉnh tới cấp chi, tổ, cộng tác viên, tuyên truyền viên, hội viên nòng cốt và thành viên tổ phản ứng nhanh của Hội LHPN các cấp.
Hội LHPN tỉnh thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên của Hội; chỉ đạo các cấp Hội thành lập mới và duy trì các tổ tự quản, tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội để nắm bắt tình hình tư tưởng, tuyên truyền, PBGDPL, trao đổi, xác minh, phản ánh và xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Toàn tỉnh hiện có 407 tổ tự quản với 6.421 thành viên; 186 tổ phản ứng nhanh với 1.250 thành viên.
Trong công tác trợ giúp pháp lý, các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp các cấp để tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên phụ nữ và nhân dân tại cơ sở; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của cán bộ hội phụ nữ các cấp tham gia hội thẩm nhân dân để hỗ trợ bảo vệ cho các nạn nhân trong các vụ án.
Các cấp Hội đã tư vấn pháp luật và hỗ trợ cho trên 2.000 lượt công dân về các lĩnh vực hôn nhân gia đình, hành chính, đất đai, lao động việc làm…; đồng thời, tích cực phối hợp, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân thông qua công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư gửi tới Hội.
Trong hơn 5 năm qua, đã tiếp nhận 40 đơn thư về bạo lực gia đình, ly hôn và phân chia tài sản, tranh chấp nuôi con sau ly hôn, xâm hại tình dục trẻ em; đồng thời, chỉ đạo Hội LHPN các cấp phối hợp với chính quyền địa phương tham gia giải quyết các vụ việc.
Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp đã góp phần tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nền nếp và có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt phương châm hội viên phụ nữ "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.