Theo số liệu của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, từ năm 2018 đến nay, Công an tỉnh đã xử lý 113 vụ/119 đối tượng có hành vi xâm hại 116 trẻ em, chủ yếu là các vụ án liên quan đến bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em…
Hội thi Sáng kiến truyền thông phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường THCS xã Minh An, huyện Văn Chấn thu hút sự tham gia của nhiều em học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ án về xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh là do trong gia đình có người nghiện rượu, cờ bạc, ma túy hoặc do cha, mẹ, người chăm sóc trẻ thiếu sự quan tâm chăm sóc, quản lý đối với trẻ.
Để bảo vệ trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh ban hành các kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030 như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em…
Các nhiệm vụ cụ thể cũng đã được triển khai; trong đó, tổ chức hội nghị trực tuyến cấp tỉnh đến cấp huyện, xã để triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 với 4 mục tiêu và 24 chỉ tiêu cụ thể; tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tình nguyện viên, cha mẹ trẻ em; tập huấn kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em; duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; mô hình Câu lạc bộ Trẻ em nòng cốt.
Cùng đó, toàn tỉnh hiện đang duy trì 153/173 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Đường dây nóng bảo vệ trẻ em của tỉnh Yên Bái 18001776 đặt tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh tiếp tục được vận hành hiệu quả, Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 cũng được tuyên truyền tới đông đảo người dân để tiếp nhận và can thiệp các trường hợp trẻ em có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại; kịp thời hỗ trợ tâm lý, tinh thần, thể chất cho trẻ…
Nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến xâm hại trẻ em, lực lượng công an cũng tập trung nhiều giải pháp.
Theo đó, lực lượng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em.
Tăng cường phối hợp giữa lực lượng công an các cấp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong công tác phòng chống và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em theo đúng quy định của pháp luật.
Công an tỉnh chỉ đạo công an huyện, thị, thành phố tăng cường rà soát, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em; tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, rà soát, lập danh sách các đối tượng có tiền án, tiền sự về xâm hại trẻ em để đưa vào quản lý, giáo dục.
Đồng thời, tăng cường bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị xâm hại; kịp thời đưa nạn nhân đi giám định hoặc phối hợp với cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành các biện pháp thu thập kịp thời chứng cứ, dấu vết phục vụ việc giám định, bao gồm cả giám định mức độ tổn hại về sức khỏe, tinh thần của trẻ em.
Cùng đó là làm tốt công tác tiếp nhận đơn thư, tin báo tố giác tội phạm, áp dụng đồng bộ các biện pháp xác minh, điều tra để nhanh chóng làm rõ, xử lý triệt để các vụ bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em; lập hồ sơ đưa người vi phạm pháp luật vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở cai nghiện bắt buộc, quản lý chặt chẽ đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại các xã, phường, thị trấn; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em cho các điều tra viên…
Theo Báo Yên Bái
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, từ năm 2018 đến nay, Công an tỉnh đã xử lý 113 vụ/119 đối tượng có hành vi xâm hại 116 trẻ em, chủ yếu là các vụ án liên quan đến bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em…Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ án về xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh là do trong gia đình có người nghiện rượu, cờ bạc, ma túy hoặc do cha, mẹ, người chăm sóc trẻ thiếu sự quan tâm chăm sóc, quản lý đối với trẻ.
Để bảo vệ trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh ban hành các kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030 như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em…
Các nhiệm vụ cụ thể cũng đã được triển khai; trong đó, tổ chức hội nghị trực tuyến cấp tỉnh đến cấp huyện, xã để triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 với 4 mục tiêu và 24 chỉ tiêu cụ thể; tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tình nguyện viên, cha mẹ trẻ em; tập huấn kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em; duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; mô hình Câu lạc bộ Trẻ em nòng cốt.
Cùng đó, toàn tỉnh hiện đang duy trì 153/173 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Đường dây nóng bảo vệ trẻ em của tỉnh Yên Bái 18001776 đặt tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh tiếp tục được vận hành hiệu quả, Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 cũng được tuyên truyền tới đông đảo người dân để tiếp nhận và can thiệp các trường hợp trẻ em có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại; kịp thời hỗ trợ tâm lý, tinh thần, thể chất cho trẻ…
Nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến xâm hại trẻ em, lực lượng công an cũng tập trung nhiều giải pháp.
Theo đó, lực lượng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em.
Tăng cường phối hợp giữa lực lượng công an các cấp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong công tác phòng chống và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em theo đúng quy định của pháp luật.
Công an tỉnh chỉ đạo công an huyện, thị, thành phố tăng cường rà soát, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em; tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, rà soát, lập danh sách các đối tượng có tiền án, tiền sự về xâm hại trẻ em để đưa vào quản lý, giáo dục.
Đồng thời, tăng cường bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị xâm hại; kịp thời đưa nạn nhân đi giám định hoặc phối hợp với cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành các biện pháp thu thập kịp thời chứng cứ, dấu vết phục vụ việc giám định, bao gồm cả giám định mức độ tổn hại về sức khỏe, tinh thần của trẻ em.
Cùng đó là làm tốt công tác tiếp nhận đơn thư, tin báo tố giác tội phạm, áp dụng đồng bộ các biện pháp xác minh, điều tra để nhanh chóng làm rõ, xử lý triệt để các vụ bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em; lập hồ sơ đưa người vi phạm pháp luật vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở cai nghiện bắt buộc, quản lý chặt chẽ đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại các xã, phường, thị trấn; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em cho các điều tra viên…