Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Yên Bái: Những chuyển biến tích cực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật

06/09/2022 16:33:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT – Trong 10 năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được quan tâm thúc đẩy đã nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ chiến sỹ Công an huyện Mù Cang Chải đến các gia đình đồng bào tuyên truyền bà con nhân dân về pháp luật xoá bỏ hủ tục trong tôn giáo.

Các sở, ban, ngành và các địa phương đã tập trung tuyên truyền phổ biến quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, với trên 500 văn bản.

Tuyên truyền, phổ biến các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

Qua công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền 10 gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật của các cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị, cuộc tuyên truyền, tọa đàm, trong đó, tập trung tuyên truyền tại xã, phường, thị trấn và đến tận các thôn, bản. Với điều kiện đặc thù của tỉnh Yên Bái, đây là hình thức vẫn đang phát huy hiệu quả cao, thu hút sự tham dự đông đảo của các tầng lớp nhân dân nhất là ở cơ sở. Toàn tỉnh đã tổ chức trên 52 nghìn cuộc tuyên truyền trực tiếp với trên 4,3 triệu lượt người tham dự. Trong đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức trên 20.000 cuộc tuyên truyền, cấp huyện tổ chức trên 32.000 cuộc tuyên truyền.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Đây hình thức tuyên truyền được đánh giá đạt hiệu quả cao, phạm vi rộng, đảm bảo thông tin tuyên truyền được phổ biến tới đông đảo khán, thính giả. Đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tăng cường phối hợp với cơ quan Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng và ngày càng nâng cao chất lượng các chuyên mục pháp luật. Có nhiều chuyên mục đã được xây dựng như chuyên mục “Đời sống và pháp luật” trên Báo Yên Bái, chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh của Sở Tư pháp, chuyên mục “An ninh Yên Bái” trên sóng Đài PT-TH tỉnh, chuyên trang “An ninh trật tự” trên Báo Yên Bái của Công an tỉnh; chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật”, “Quyết định mới, chính sách mới”, “Quốc phòng toàn dân”, “An toàn giao thông” của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, chuyên mục “Lao động - Công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh. Tổng số đã có trên 31.261 chuyên mục được thực hiện, trong đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh thực hiện 21.795 chuyên mục, cấp huyện thực hiện 9.466 chuyên mục.

Tăng cường cung cấp tài liệu truyên truyền cho cơ sở, các cơ quan, ban ngành của tỉnh đã đẩy mạnh việc biên soạn, phát hành các loại tài liệu như Bản tin, Sách hỏi - đáp pháp luật, tờ rời v.v.. đồng thời, chú trọng biên soạn các loại tài liệu bằng tiếng dân tộc. Trong kỳ báo cáo đã biên soạn, phát hành trên 1.296.500 bản tài liệu, trong đó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh phát hành trên 997.230 bản, cấp huyện phành hành trên 299.33 bản. Một số sở, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, gồm: Sở Lao động, Thương binh và xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tư pháp; các huyện: Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn v.v..

Toàn tỉnh đã tổ chức 706 cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật với nhiều cấp độ quy mô khác nhau thu hút trên 881.600 lượt người tham gia, trong đó các sở, ban, ngành, đoàn thể chủ trì tổ chức 170 cuộc thi, cấp huyện tổ chức 536 cuộc thi, với các cuộc thi như: Cuộc thi trực tuyến “Thanh niên với pháp luật”, Hội thi “Đội tuyên truyền giỏi về an toàn giao thông 2013”; Cuộc thi “Tuổi trẻ Yên Bái với Luật Giao thông đường bộ” v.v..Trong đó có các cuộc thi quy mô lớn như: Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, với trên 45.000 bài tham gia; có 20 bài được lựa chọn gửi về chấm vòng chung khảo ở cấp Trung ương, trong đó có 02 bài được giải khuyến khích cấp Trung ương. Cuộc thi tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 đã nhận được trên 51.000 bài dự thi. Hội thi “Hòa giải viên giỏi” tỉnh Yên Bái năm 2015, 2020 với sự tham gia của 09 đội thi xuất sắc nhất đại diện cho hơn 8.500 hòa giải viên của 1.383 tổ hòa giải ở cơ sở thuộc các huyện, thị xã, thành phố v.v..

Một số sác sở, ngành, đoàn thể, địa phương thườn xuyên tham mưu, chủ trì, triển khai tổ chức các cuộc thi như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn thanh niên, Sở Giao thông vận tải, Thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, huyện Trạm Tấu v.v…

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở:

Đẩy mạnh chỉ đạo PBGDPL thông qua công tác xét xử của cơ quan tòa án, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền, thông qua hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý và hoag giải ở cơ sở. Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái đã thực hiện trợ giúp 8.736 vụ, việc; truyền thông 1.376 buổi tại các xã và các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Các tổ hòa giải ở cơ sở đã thực hiện hòa giải trên 20.000 vụ, việc, mâu thuẫn, tranh chấp.

Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh đã thực hiện lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại 28.834 vụ việc; tổ chức 777 phiên tòa xét xử lưu động tại các địa phương. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

Toàn tỉnh đã tổ chức 14.203 buổi chạy xe loa tuyên truyền, treo 26.089 băng zôn, áp phích tuyên truyền, phát thanh 106.984 buổi phát thanh ở cơ sở. Ngoài ra, tỉnh đã thường xuyên tổ chức các ngày hội, Lễ phát động hưởng ứng như: Lễ Phát động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, Lễ phát động tháng an toàn giao thông, Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; Lễ phát động Tuần lễ quốc gia nước sạch, “Ngày hội An toàn giao thông”v.v…

Bên cạnh đó các hoạt động tuyên truyền phổ biến GDPL đã được lồng ghép có hiệu quả trong các phong trào “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào “tuổi trẻ xung kích xây dựng đời sống văn hoá” thu được kết quả thiết thực v.v.. Lồng ghép vào các buổi chiếu phim lưu động, các hoạt động văn hóa khác v.v..

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh chỉ đạo việc thành lập và duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ, mô hình PBGDPL tại các xã, phường,    thị trấn, nhất là các các tổ chức chính trị - xã hội, như: Tỉnh đoàn, Hội Nông dân v.v…với các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, câu lạc bộ tuổi trẻ pháp luật, câu lạc bộ thanh niên phòng chống tệ nạn xã hội; câu lạc bộ thanh niên phòng chống ma tuý, mại dâm. Đã xuất hiện nhiều mô hình: mô hình Nông dân đảm bảo an toàn giao thông tại điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; mô hình Thanh niên nói không với vi phạm pháp luật, mô hình điểm Chi đoàn thực hiện “3 không”, “4 không” hoặc “5 không” không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất, nhập cảnh trái phép, không sinh con thứ 3, không sử dụng trái phép chất ma túy tại các thôn, bản huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 191-KH/TU ngày 18/4/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện thí điểm việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và xuất nhập cảnh trái phép tại huyện Văn Chấn; mô hình Bình đẳng giới; mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; “Trường học tự quản về An ninh trật tự” v.v...

 

 

 

 

 

Ban Biên tập