Sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong tình hình mới, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Huấn luyện lực lượng dân quân tại huyện Lục Yên.
Đó là: nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các cấp, các ngành, học sinh, sinh viên và các đối tượng khác về giáo dục QP-AN được nâng lên; nhiệm vụ giáo dục QP-AN được triển khai thực hiện từ Trung ương đến cơ sở; hội đồng giáo dục QP-AN các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục QP-AN, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội...
Tuy nhiên, trên thực tế ở những nơi vùng sâu, vùng xa của tỉnh, công tác giáo dục QP-AN vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế, như: việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác QP-AN chưa sâu, chưa đầy đủ; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt về công tác giáo dục QP-AN chưa toàn diện, dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, chất lượng không cao.
Công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng chưa được quan tâm đúng mức; giáo viên, giảng viên giáo dục QP-AN thiếu về số lượng, chưa mạnh về chất lượng, phương pháp tổ chức thực hiện còn hạn chế; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó chất lượng môn học giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên còn khá thấp.
Giáo dục QP-AN toàn dân chưa thường xuyên, chưa rộng khắp; hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục QP-AN tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, nhưng tính pháp lý chưa cao, còn nhiều vướng mắc và bất cập...
Để khắc phục hạn chế, bất cập, đồng thời tạo ra những bước phát triển trong giáo dục QP-AN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, hàng năm, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã chủ trì phối hợp với các ban, sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc việc giáo dục QP-AN theo kế hoạch. Chú trọng đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục QP-AN phù hợp với từng đối tượng và đặc điểm địa bàn.
Đáng chú ý, ngay sau Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho tỉnh tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp về những nội dung mới, phát triển trong các văn kiện Đại hội; tích cực nghiên cứu xây dựng hệ thống các chuyên đề phù hợp với từng đối tượng, cắt bỏ những nội dung cũ, trùng lặp; bổ sung những chuyên đề mới từ thực tiễn đặt ra về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong quá trình triển khai, đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương linh hoạt kết hợp lồng ghép bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, đảng viên, trưởng các ban, ngành, đoàn thể trong các kỳ họp hội đồng, triển khai công tác dân - chính - đảng, hội nghị tập huấn công tác ngành; diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn…
Bằng các giải pháp tích cực và đồng bộ, hơn 10 năm qua, tỉnh đã có 54.997 lượt cán bộ được bồi dưỡng kiến thức QP-AN theo phân cấp, đạt 98,3% kế hoạch; 1.551 chức sắc, chức việc các tôn giáo và trên 800 lượt già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức QP-AN.
Thông qua bồi dưỡng, nhận thức, trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và năng lực tham mưu của các ban ngành, đoàn thể về công tác quốc phòng và an ninh được nâng lên…
Đại tá Trần Công Ứng - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định: "Cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh luôn ý thức đẩy mạnh tuyên truyền, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với nhiệm vụ tăng cường QP-AN, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung, giáo dục QP-AN nói riêng.
Thực hiện đúng quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo và tinh thần của "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với Hiến pháp, các luật có liên quan, đặc biệt là các quy định của Luật Giáo dục, Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục QP-AN. Đặc biệt, luôn phát huy thế mạnh của công tác tuyên truyền, giúp nhân dân nâng cao hiểu biết về Luật QP-AN, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân để có thể nhận được hiệu quả tích cực”...
Theo Báo Yên Bái
Sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong tình hình mới, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.Đó là: nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên các cấp, các ngành, học sinh, sinh viên và các đối tượng khác về giáo dục QP-AN được nâng lên; nhiệm vụ giáo dục QP-AN được triển khai thực hiện từ Trung ương đến cơ sở; hội đồng giáo dục QP-AN các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục QP-AN, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội...
Tuy nhiên, trên thực tế ở những nơi vùng sâu, vùng xa của tỉnh, công tác giáo dục QP-AN vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế, như: việc quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác QP-AN chưa sâu, chưa đầy đủ; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt về công tác giáo dục QP-AN chưa toàn diện, dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, chất lượng không cao.
Công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng chưa được quan tâm đúng mức; giáo viên, giảng viên giáo dục QP-AN thiếu về số lượng, chưa mạnh về chất lượng, phương pháp tổ chức thực hiện còn hạn chế; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó chất lượng môn học giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên còn khá thấp.
Giáo dục QP-AN toàn dân chưa thường xuyên, chưa rộng khắp; hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục QP-AN tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, nhưng tính pháp lý chưa cao, còn nhiều vướng mắc và bất cập...
Để khắc phục hạn chế, bất cập, đồng thời tạo ra những bước phát triển trong giáo dục QP-AN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, hàng năm, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã chủ trì phối hợp với các ban, sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc việc giáo dục QP-AN theo kế hoạch. Chú trọng đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục QP-AN phù hợp với từng đối tượng và đặc điểm địa bàn.
Đáng chú ý, ngay sau Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho tỉnh tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp về những nội dung mới, phát triển trong các văn kiện Đại hội; tích cực nghiên cứu xây dựng hệ thống các chuyên đề phù hợp với từng đối tượng, cắt bỏ những nội dung cũ, trùng lặp; bổ sung những chuyên đề mới từ thực tiễn đặt ra về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong quá trình triển khai, đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương linh hoạt kết hợp lồng ghép bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, đảng viên, trưởng các ban, ngành, đoàn thể trong các kỳ họp hội đồng, triển khai công tác dân - chính - đảng, hội nghị tập huấn công tác ngành; diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn…
Bằng các giải pháp tích cực và đồng bộ, hơn 10 năm qua, tỉnh đã có 54.997 lượt cán bộ được bồi dưỡng kiến thức QP-AN theo phân cấp, đạt 98,3% kế hoạch; 1.551 chức sắc, chức việc các tôn giáo và trên 800 lượt già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức QP-AN.
Thông qua bồi dưỡng, nhận thức, trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và năng lực tham mưu của các ban ngành, đoàn thể về công tác quốc phòng và an ninh được nâng lên…
Đại tá Trần Công Ứng - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định: "Cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh luôn ý thức đẩy mạnh tuyên truyền, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với nhiệm vụ tăng cường QP-AN, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung, giáo dục QP-AN nói riêng.
Thực hiện đúng quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo và tinh thần của "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với Hiến pháp, các luật có liên quan, đặc biệt là các quy định của Luật Giáo dục, Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục QP-AN. Đặc biệt, luôn phát huy thế mạnh của công tác tuyên truyền, giúp nhân dân nâng cao hiểu biết về Luật QP-AN, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân để có thể nhận được hiệu quả tích cực”...