Chiều 20/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (NĐ số 59).
Qua công tác theo dõi tình hình THPL đã phát hiện những bất cập, chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật
Nếu thiếu cơ chế và điều kiện bảo đảm, luật khó đi vào cuộc sống
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật trên các lĩnh vực cơ bản đã thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Hệ thống pháp luật đã được xây dựng tương đối đầy đủ, đồng bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chỉ thực sự phát huy được hiệu lực, hiệu quả khi được tổ chức thi hành kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh. Thực tiễn cho thấy, có những đạo luật dù tư tưởng, tinh thần có tiến bộ nhưng vẫn chậm, khó đi vào cuộc sống do thiếu các điều kiện bảo đảm thực hiện, thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, đánh giá tác động kinh tế - xã hội sau khi đã có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, tổ chức thi hành pháp luật (THPL) là hoạt động gắn với quản lý nhà nước nhưng vẫn còn thiếu vắng các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động tổ chức THPL.
Thể chế tổ chức THPL vẫn thiếu quy phạm quy định rõ nội dung các hoạt động tổ chức THPL, trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho THPL và chế tài đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các hoạt động tổ chức THPL. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số cơ quan trong bộ máy nhà nước tiến hành thực hiện các hoạt động tổ chức THPL còn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả.
NĐ số 59 là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hoạt động theo dõi tình hình THPL và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong triển khai công tác này. Trong 10 năm qua, Nghị định là cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện công tác quản lý nhà nước về theo dõi THPL, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác theo dõi tình hình THPL trong việc quản lý nhà nước và xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của công tác này trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, từng bước củng cố, kiện toàn các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình THPL.
Tuy nhiên, NĐ số 59 mới chủ yếu tập trung điều chỉnh các vấn đề về theo dõi tình hình THPL. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tổ chức THPL còn thiếu vắng, chưa có văn bản có hiệu lực pháp lý cao ở tầm đạo luật để quy định các vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức thi THPL.
Tính đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật hay chế định chính thức nào điều chỉnh riêng về hoạt động tổ chức THPL. Vì vậy, về mặt pháp lý, hiện nay vấn đề trách nhiệm, mục tiêu, phương pháp, quy trình và cơ chế tổ chức THPL vẫn chưa được xác định rõ. Công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức THPL thực tế chưa được chú trọng, chưa có các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hiệu quả THPL làm công cụ quản lý nhà nước.
Phát hiện những bất cập, chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện NĐ số 59, công tác theo dõi tình hình THPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.
Hoạt động quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình THPL được quan tâm và đẩy mạnh đã có tác động tích cực. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan đơn vị thực hiện việc theo dõi tình hình THPL ở các ngành, các cấp đã được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả. Hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác theo dõi tình hình THPL được Bộ Tư pháp chú trọng. Thông qua công tác theo dõi tình hình THPL đã phát hiện những bất cập, chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả THPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Những kết quả nêu trên trong triển khai thực hiện NĐ số 59 ở các bộ, cơ quan và địa phương đã đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó vị trí, vai trò của công tác theo dõi tình hình THPL trong tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Công an cho biết, trong những năm vừa qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn đặc biệt coi trọng công tác theo dõi tình hình THPL, xác định đây là một trong những công tác quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ công tác công an. Qua 10 năm thực hiện NĐ số 59 của Chính phủ, công tác theo dõi THPL trong Công an nhân dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính từ năm 2013 đến nay, Công an các đơn vị, địa phương đã ban hành 1.320 kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL; thực hiện nghiêm túc việc sơ kết 3 năm, tổng kết 10 năm thi hành NĐ số 59 theo hướng dẫn của Bộ.
Từ khi NĐ số 59 ban hành và có hiệu lực đến nay, Bộ Công an đã tiến hành 38 đoàn kiểm tra việc tổ chức THPL và công tác pháp chế tại Công an các đơn vị, địa phương, qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm, vi phạm, đề ra các giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời đề xuất, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cấp có thẩm quyền nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, góp phần khắc phục những sơ hở, thiếu sót, khó khăn, bất cập do chính các quy định của pháp luật gây ra, đưa pháp luật vào thực tiễn công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về ANTT…
Đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự (Tổng cục THADS), Bộ Tư pháp cũng cho biết, bám sát quy định tại NĐ số 59, Tổng cục THADS đã vận dụng tương đối triệt để và linh hoạt các công cụ theo dõi THPL như: Thu thập và xử lý thông tin về tình hình THPL; tổ chức kiểm tra tình hình THPL; điều tra, khảo sát tình hình THPL. Và sau 10 năm triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL về THADS đến nay, Tổng cục THADS đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành hệ thống pháp luật về THADS tương đối đầy đủ, toàn diện, tạo hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện, nhiệm vụ công vụ.
Theo Chinhphu.vn
Chiều 20/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (NĐ số 59). Nếu thiếu cơ chế và điều kiện bảo đảm, luật khó đi vào cuộc sống
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật trên các lĩnh vực cơ bản đã thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Hệ thống pháp luật đã được xây dựng tương đối đầy đủ, đồng bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chỉ thực sự phát huy được hiệu lực, hiệu quả khi được tổ chức thi hành kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh. Thực tiễn cho thấy, có những đạo luật dù tư tưởng, tinh thần có tiến bộ nhưng vẫn chậm, khó đi vào cuộc sống do thiếu các điều kiện bảo đảm thực hiện, thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, đánh giá tác động kinh tế - xã hội sau khi đã có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, tổ chức thi hành pháp luật (THPL) là hoạt động gắn với quản lý nhà nước nhưng vẫn còn thiếu vắng các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động tổ chức THPL.
Thể chế tổ chức THPL vẫn thiếu quy phạm quy định rõ nội dung các hoạt động tổ chức THPL, trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho THPL và chế tài đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời các hoạt động tổ chức THPL. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số cơ quan trong bộ máy nhà nước tiến hành thực hiện các hoạt động tổ chức THPL còn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả.
NĐ số 59 là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hoạt động theo dõi tình hình THPL và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong triển khai công tác này. Trong 10 năm qua, Nghị định là cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện công tác quản lý nhà nước về theo dõi THPL, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác theo dõi tình hình THPL trong việc quản lý nhà nước và xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của công tác này trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, từng bước củng cố, kiện toàn các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình THPL.
Tuy nhiên, NĐ số 59 mới chủ yếu tập trung điều chỉnh các vấn đề về theo dõi tình hình THPL. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tổ chức THPL còn thiếu vắng, chưa có văn bản có hiệu lực pháp lý cao ở tầm đạo luật để quy định các vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức thi THPL.
Tính đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật hay chế định chính thức nào điều chỉnh riêng về hoạt động tổ chức THPL. Vì vậy, về mặt pháp lý, hiện nay vấn đề trách nhiệm, mục tiêu, phương pháp, quy trình và cơ chế tổ chức THPL vẫn chưa được xác định rõ. Công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức THPL thực tế chưa được chú trọng, chưa có các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hiệu quả THPL làm công cụ quản lý nhà nước.
Phát hiện những bất cập, chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện NĐ số 59, công tác theo dõi tình hình THPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.
Hoạt động quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình THPL được quan tâm và đẩy mạnh đã có tác động tích cực. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan đơn vị thực hiện việc theo dõi tình hình THPL ở các ngành, các cấp đã được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả. Hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác theo dõi tình hình THPL được Bộ Tư pháp chú trọng. Thông qua công tác theo dõi tình hình THPL đã phát hiện những bất cập, chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả THPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Những kết quả nêu trên trong triển khai thực hiện NĐ số 59 ở các bộ, cơ quan và địa phương đã đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó vị trí, vai trò của công tác theo dõi tình hình THPL trong tổ chức và hoạt động của các bộ, cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố, tăng cường.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Công an cho biết, trong những năm vừa qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn đặc biệt coi trọng công tác theo dõi tình hình THPL, xác định đây là một trong những công tác quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ công tác công an. Qua 10 năm thực hiện NĐ số 59 của Chính phủ, công tác theo dõi THPL trong Công an nhân dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính từ năm 2013 đến nay, Công an các đơn vị, địa phương đã ban hành 1.320 kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL; thực hiện nghiêm túc việc sơ kết 3 năm, tổng kết 10 năm thi hành NĐ số 59 theo hướng dẫn của Bộ.
Từ khi NĐ số 59 ban hành và có hiệu lực đến nay, Bộ Công an đã tiến hành 38 đoàn kiểm tra việc tổ chức THPL và công tác pháp chế tại Công an các đơn vị, địa phương, qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm, vi phạm, đề ra các giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời đề xuất, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cấp có thẩm quyền nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, góp phần khắc phục những sơ hở, thiếu sót, khó khăn, bất cập do chính các quy định của pháp luật gây ra, đưa pháp luật vào thực tiễn công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về ANTT…
Đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự (Tổng cục THADS), Bộ Tư pháp cũng cho biết, bám sát quy định tại NĐ số 59, Tổng cục THADS đã vận dụng tương đối triệt để và linh hoạt các công cụ theo dõi THPL như: Thu thập và xử lý thông tin về tình hình THPL; tổ chức kiểm tra tình hình THPL; điều tra, khảo sát tình hình THPL. Và sau 10 năm triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL về THADS đến nay, Tổng cục THADS đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành hệ thống pháp luật về THADS tương đối đầy đủ, toàn diện, tạo hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện, nhiệm vụ công vụ.