CTTĐT - Trong giai đoạn hiện nay, hoà giải trong tố tụng dân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp tại Toà án. Đó là phương thức hiệu quả để đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Thêm vào đó, hoà giải thành không chỉ giúp giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp, không phải mở phiên toà xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước, tạo thuận lợi cho việc thi hành án mà còn hạn chế việc kháng cáo, kháng nghị, nâng cao tỷ lệ và rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Kết quả hoà giải còn có ý nghĩa làm rõ yêu cầu, tình tiết, quan hệ tranh chấp giữa các đương sự nhằm giải quyết đúng đắn vụ án trong trường hợp phải mở phiên toà xét xử, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Toà án.
Một buổi Hòa giải - đối thoại tại Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên
Do nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoà giải thành trong công tác giải quyết các loại án nên trong những năm vừa qua, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Trấn Yên đã luôn chú trọng tới công tác hoà giải và xác định đây là một trong các nhiệm vụ, công tác trọng tâm của đơn vị nhằm phát huy, đề cao năng lực sáng tạo của cán bộ, công chức, khuyến khích các cá nhân đề ra những sáng kiến, cách làm hay và phương pháp hoà giải hiệu quả để từ đó nâng cao số lượng, chất lượng hoà giải thành. Bên cạnh đó, hoà giải còn góp phần hàn gắn những rạn nứt, ngăn ngừa những tranh chấp trong tương lai giữa các đương sự. Đồng thời nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân.
Để thực hiện tốt Luật Hòa giải, đối thoại tòa án được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 16/6/2020, TAND huyện đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm 2 hòa giải viên là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết xã hội, có uy tín, có khả năng hòa giải, đối thoại. 100% các hòa giải viên đều đã được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại… Chính vì vậy, trong năm 2022, TAND huyện Trấn Yên đã tiến hành hòa giải thành 402/523 vụ, việc, đạt 77%. Và tính đến thời điểm cuối tháng 3/2023, đã thụ lý 55 vụ việc liên quan tới hôn nhân gia đình, dân sự, trong đó tiến hành hòa giải thành 50 vụ việc, đạt 91%.
Để đạt được kết quả trên, theo như lời của Chánh án Nguyễn Hồng Phượng, quá trình hòa giải các vụ án dân sự cần quan tâm tới 6 vấn đề, như: lựa chọn người chủ trì công tác hòa giải; định hướng nội dung hòa giải; sự phối hợp giữa Tòa án với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở; thời gian hòa giải; địa điểm tổ chức hòa giải; các bước tiến hành hòa giải.
Theo đó, người chủ trì - Thẩm phán phải nhận thức được ý nghĩa tầm quan của công tác hoà giải; căn cứ vào tính chất vụ án, đối tượng khởi kiện để lựa chọn phương thức hoà giải phù hợp, kết hợp việc sử dụng lời nói với các tài liệu, chứng cứ và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham gia phiên họp để thuyết phục đương sự.
Thẩm phán khi xem xét đánh giá nội dung quan hệ tranh chấp cần giải quyết trước tiên phải xác định được nội dung và các vấn đề cần hòa giải trong vụ án. Để giải quyết tốt nội dung này, Thẩm phán cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp, quan hệ pháp luật cần giải quyết để yêu cầu các bên đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh.
Phối kết hợp giữa Toà án với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở là công tác hết sức quan trọng, là tiền đề quyết định sự thành công của phiên hoà giải. Trong trường hợp cần thiết Thẩm phán phải phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể cơ sở khi giải quyết vụ án để tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, từ đó Thẩm phán nắm bắt một cách chi tiết cụ thể các tình tiết liên quan đến vụ kiện trên cơ sở đó đưa ra hướng hoà giải tích cực và hiệu quả.
Công tác hoà giải cần thực hiện theo phương châm “Kiên trì, không nóng vội, nhưng cũng không thể kéo dài”. Do đó Thẩm phán cần giành thời gian và tạo cơ hội để các bên tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết nội dung vụ án. Đây là nghệ thuật, kỹ năng của các thành viên trong Hội đồng xét xử, cách xét hỏi để các đương sự hiểu biết lẫn nhau, hiểu biết về quy định pháp luật nhằm đi đến hòa giải được với nhau tại phiên toà.
Ngoài công tác chuẩn bị nội dung các bước hoà giải, công tác chọn địa điểm để tổ chức hoà giải đối với một số vụ việc cũng có ý nghĩa quyết định đối với kết quả hoà giải. Nhiều vụ án dân sự cần đưa về nơi xảy ra tranh chấp hoặc nơi thường trú của các đương sự để phối hợp với các đoàn thể quần chúng, hoặc những người có uy tín ở cộng đồng địa phương cùng tham gia hoà giải. Như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự đồng thời tạo tâm lý thoải mái để họ ít mặc cảm hơn so với tổ chức hoà giải tại trụ sở Toà án.
Trong quá trình hoà giải, Thẩm phán cần đặt ra kế hoạch cụ thể cho từng bước, hướng cho các đương sự những vấn đề cơ bản cần thoả thuận và dứt điểm từng nội dung; cần có thái độ trân trọng ghi nhận những vấn đề mà đôi bên đương sự nêu ra tại phiên hoà giải; giải thích thêm về pháp luật đối với những điểm chưa đạt được. Đồng thời động viên gợi mở các bên đương sự tiếp tục bàn bạc, thương lượng để các đương sự đi đến sự tự nguyện thoả thuận về những vấn đề cơ bản của sự tranh chấp và cả các điểm cụ thể mà các bên bất đồng quan điểm. Tuyệt đối phải tránh vội vàng, nôn nóng, làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên. Ngoài ra, Thẩm phán dùng tình cảm, uy tín, lẽ phải để thuyết phục các bên, tạo ra được thái độ thân mật, cởi mở và chân thành, từ đó đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án hoặc tự nguyện rút đơn khởi kiện.
Như vậy, nếu việc hòa giải đạt kết quả thì nó đạt được rất nhiều lợi ích. Nhưng nếu không đạt được kết quả như mong muốn thì nó cũng là cơ hội để các bên đương sự hiểu thêm về nhau và hiểu thêm về các quy định của pháp luật điều chỉnh tranh chấp của họ. Từ những hiểu biết đó cùng với thời gian thì các đương sự có thể thay đổi quan điểm, thay đổi về nhận thức về tranh chấp và có thể tìm ra phương án giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, bằng cách thỏa thuận./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong giai đoạn hiện nay, hoà giải trong tố tụng dân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp tại Toà án. Đó là phương thức hiệu quả để đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Thêm vào đó, hoà giải thành không chỉ giúp giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp, không phải mở phiên toà xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước, tạo thuận lợi cho việc thi hành án mà còn hạn chế việc kháng cáo, kháng nghị, nâng cao tỷ lệ và rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Kết quả hoà giải còn có ý nghĩa làm rõ yêu cầu, tình tiết, quan hệ tranh chấp giữa các đương sự nhằm giải quyết đúng đắn vụ án trong trường hợp phải mở phiên toà xét xử, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Toà án.Do nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoà giải thành trong công tác giải quyết các loại án nên trong những năm vừa qua, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Trấn Yên đã luôn chú trọng tới công tác hoà giải và xác định đây là một trong các nhiệm vụ, công tác trọng tâm của đơn vị nhằm phát huy, đề cao năng lực sáng tạo của cán bộ, công chức, khuyến khích các cá nhân đề ra những sáng kiến, cách làm hay và phương pháp hoà giải hiệu quả để từ đó nâng cao số lượng, chất lượng hoà giải thành. Bên cạnh đó, hoà giải còn góp phần hàn gắn những rạn nứt, ngăn ngừa những tranh chấp trong tương lai giữa các đương sự. Đồng thời nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân.
Để thực hiện tốt Luật Hòa giải, đối thoại tòa án được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 16/6/2020, TAND huyện đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm 2 hòa giải viên là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết xã hội, có uy tín, có khả năng hòa giải, đối thoại. 100% các hòa giải viên đều đã được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại… Chính vì vậy, trong năm 2022, TAND huyện Trấn Yên đã tiến hành hòa giải thành 402/523 vụ, việc, đạt 77%. Và tính đến thời điểm cuối tháng 3/2023, đã thụ lý 55 vụ việc liên quan tới hôn nhân gia đình, dân sự, trong đó tiến hành hòa giải thành 50 vụ việc, đạt 91%.
Để đạt được kết quả trên, theo như lời của Chánh án Nguyễn Hồng Phượng, quá trình hòa giải các vụ án dân sự cần quan tâm tới 6 vấn đề, như: lựa chọn người chủ trì công tác hòa giải; định hướng nội dung hòa giải; sự phối hợp giữa Tòa án với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở; thời gian hòa giải; địa điểm tổ chức hòa giải; các bước tiến hành hòa giải.
Theo đó, người chủ trì - Thẩm phán phải nhận thức được ý nghĩa tầm quan của công tác hoà giải; căn cứ vào tính chất vụ án, đối tượng khởi kiện để lựa chọn phương thức hoà giải phù hợp, kết hợp việc sử dụng lời nói với các tài liệu, chứng cứ và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham gia phiên họp để thuyết phục đương sự.
Thẩm phán khi xem xét đánh giá nội dung quan hệ tranh chấp cần giải quyết trước tiên phải xác định được nội dung và các vấn đề cần hòa giải trong vụ án. Để giải quyết tốt nội dung này, Thẩm phán cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp, quan hệ pháp luật cần giải quyết để yêu cầu các bên đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh.
Phối kết hợp giữa Toà án với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở là công tác hết sức quan trọng, là tiền đề quyết định sự thành công của phiên hoà giải. Trong trường hợp cần thiết Thẩm phán phải phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể cơ sở khi giải quyết vụ án để tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, từ đó Thẩm phán nắm bắt một cách chi tiết cụ thể các tình tiết liên quan đến vụ kiện trên cơ sở đó đưa ra hướng hoà giải tích cực và hiệu quả.
Công tác hoà giải cần thực hiện theo phương châm “Kiên trì, không nóng vội, nhưng cũng không thể kéo dài”. Do đó Thẩm phán cần giành thời gian và tạo cơ hội để các bên tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết nội dung vụ án. Đây là nghệ thuật, kỹ năng của các thành viên trong Hội đồng xét xử, cách xét hỏi để các đương sự hiểu biết lẫn nhau, hiểu biết về quy định pháp luật nhằm đi đến hòa giải được với nhau tại phiên toà.
Ngoài công tác chuẩn bị nội dung các bước hoà giải, công tác chọn địa điểm để tổ chức hoà giải đối với một số vụ việc cũng có ý nghĩa quyết định đối với kết quả hoà giải. Nhiều vụ án dân sự cần đưa về nơi xảy ra tranh chấp hoặc nơi thường trú của các đương sự để phối hợp với các đoàn thể quần chúng, hoặc những người có uy tín ở cộng đồng địa phương cùng tham gia hoà giải. Như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự đồng thời tạo tâm lý thoải mái để họ ít mặc cảm hơn so với tổ chức hoà giải tại trụ sở Toà án.
Trong quá trình hoà giải, Thẩm phán cần đặt ra kế hoạch cụ thể cho từng bước, hướng cho các đương sự những vấn đề cơ bản cần thoả thuận và dứt điểm từng nội dung; cần có thái độ trân trọng ghi nhận những vấn đề mà đôi bên đương sự nêu ra tại phiên hoà giải; giải thích thêm về pháp luật đối với những điểm chưa đạt được. Đồng thời động viên gợi mở các bên đương sự tiếp tục bàn bạc, thương lượng để các đương sự đi đến sự tự nguyện thoả thuận về những vấn đề cơ bản của sự tranh chấp và cả các điểm cụ thể mà các bên bất đồng quan điểm. Tuyệt đối phải tránh vội vàng, nôn nóng, làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên. Ngoài ra, Thẩm phán dùng tình cảm, uy tín, lẽ phải để thuyết phục các bên, tạo ra được thái độ thân mật, cởi mở và chân thành, từ đó đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án hoặc tự nguyện rút đơn khởi kiện.
Như vậy, nếu việc hòa giải đạt kết quả thì nó đạt được rất nhiều lợi ích. Nhưng nếu không đạt được kết quả như mong muốn thì nó cũng là cơ hội để các bên đương sự hiểu thêm về nhau và hiểu thêm về các quy định của pháp luật điều chỉnh tranh chấp của họ. Từ những hiểu biết đó cùng với thời gian thì các đương sự có thể thay đổi quan điểm, thay đổi về nhận thức về tranh chấp và có thể tìm ra phương án giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, bằng cách thỏa thuận./.
Các bài khác
- Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
- Kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương
- Yên Bình: tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý
- Yên Bái ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023
- Sở Tư pháp - Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái ký kết Kế hoạch phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại tòa án nhân dân 2 cấp
- Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
- Trạm Tấu chú trọng giải quyết đơn, thư công dân
- Từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào
- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường
- Mù Cang Chải: 13 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022