CTTĐT - Nhằm tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phòng Tư pháp huyện Lục Yên đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.
Các đại biểu dự tập huấn
Tại buổi tập huấn, các học viên được các báo cáo viên Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái truyền đạt các nội dung về: Luật trợ giúp pháp lý, một số nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Hòa giải ở cơ sở; kỹ năng tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý…
Thông qua lớp tập huấn, nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý gồm các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ ở cơ sở nâng cao kỹ năng, nhận thức pháp luật… qua đó phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cũng như trong việc giải thích, tuyên truyền giúp người dân hiểu biết pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phòng Tư pháp huyện Lục Yên đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.
Tại buổi tập huấn, các học viên được các báo cáo viên Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Yên Bái truyền đạt các nội dung về: Luật trợ giúp pháp lý, một số nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Hòa giải ở cơ sở; kỹ năng tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý…
Thông qua lớp tập huấn, nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý gồm các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ ở cơ sở nâng cao kỹ năng, nhận thức pháp luật… qua đó phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cũng như trong việc giải thích, tuyên truyền giúp người dân hiểu biết pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện.