CTTĐT - Những năm gần đây, diễn biến của tội phạm mua bán người ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự quyết liệt đấu tranh của các cơ quan chức năng, trong đó chủ công là lực lượng công an. Cùng với đó là sự chung tay của toàn xã hội, nâng cao hiểu biết và cảnh giác với loại tội phạm này.
Cần chung tay đẩy lùi tội phạm MBN và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng
Trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra phức tạp, xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của con người, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội và ngày càng trở thành mối quan tâm sâu sắc của tất cả chúng ta. Tội phạm mua bán người hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp; các đối tượng câu kết hình thành tổ chức, đường dây khép kín, hoạt động trên nhiều địa bàn, xuyên quốc gia; lợi dụng các trang mạng xã hội (facebook, zalo…) để tìm kiếm, môi giới, dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ và trẻ em bán ra nước ngoài hoặc trong nội địa. Phần lớn nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống.
Nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại nạn MBN, ngày 9/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống MBN giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Đây là một chủ trương mang tính chiến lược, hoạch định đồng bộ các giải pháp, huy động tổng lực sự tham gia của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương vào công tác phòng, chống MBN. Đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân; kịp thời và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ MBN; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống MBN; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
Nhằm phòng ngừa chủ động tội phạm MBN, hàng năm, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh thường xuyên ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống MBN (30/7)” bảo đảm thực hiện có hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong xã hội về phòng, chống MBN; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm MBN; kịp thời cập nhật, thông báo phương thức, thủ đoạn, phổ biến văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm MBN, góp phần làm giảm nguy cơ, đẩy lùi tội phạm MBN và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây, diễn biến của tội phạm mua bán người ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự quyết liệt đấu tranh của các cơ quan chức năng, trong đó chủ công là lực lượng công an. Cùng với đó là sự chung tay của toàn xã hội, nâng cao hiểu biết và cảnh giác với loại tội phạm này.Trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra phức tạp, xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của con người, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội và ngày càng trở thành mối quan tâm sâu sắc của tất cả chúng ta. Tội phạm mua bán người hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp; các đối tượng câu kết hình thành tổ chức, đường dây khép kín, hoạt động trên nhiều địa bàn, xuyên quốc gia; lợi dụng các trang mạng xã hội (facebook, zalo…) để tìm kiếm, môi giới, dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ và trẻ em bán ra nước ngoài hoặc trong nội địa. Phần lớn nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống.
Nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại nạn MBN, ngày 9/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống MBN giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Đây là một chủ trương mang tính chiến lược, hoạch định đồng bộ các giải pháp, huy động tổng lực sự tham gia của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương vào công tác phòng, chống MBN. Đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân; kịp thời và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ MBN; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống MBN; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
Nhằm phòng ngừa chủ động tội phạm MBN, hàng năm, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh thường xuyên ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống MBN (30/7)” bảo đảm thực hiện có hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong xã hội về phòng, chống MBN; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm MBN; kịp thời cập nhật, thông báo phương thức, thủ đoạn, phổ biến văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm MBN, góp phần làm giảm nguy cơ, đẩy lùi tội phạm MBN và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.