Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm 11 chuyên đề và 02 phụ lục.
Bộ Tư pháp cho biết, thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027", Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Tài liệu); tổ chức lấy ý kiến góp ý của chuyên gia; thẩm định và hoàn thiện Tài liệu.
Đây là Tài liệu đầu tiên hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng nhằm cung cấp cho các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương khai thác, sử dụng, phục vụ hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, công chức pháp chế các sở, ban, ngành cũng như đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở trung ương và địa phương về kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách theo yêu cầu, mục tiêu đề ra của Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tài liệu gồm 11 chuyên đề và 02 phụ lục sau đây:
1. Chuyên đề. Những vấn đề chung về truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2. Chuyên đề. Kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách
3. Chuyên đề. Kỹ năng xây dựng tài liệu truyền thông dự thảo chính sách thông qua một số tài liệu truyền thông trực quan
4. Chuyên đề. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng
5. Chuyên đề. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở thông qua hoạt động văn hóa cơ sở
6. Chuyên đề. Truyền thông dự thảo chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp
7. Chuyên đề. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách cho người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
8. Chuyên đề. Kỹ năng góp ý, phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
9. Chuyên đề. Kỹ năng tích hợp, đăng tải, khai thác thông tin nội dung dự thảo chính sách và những vấn đề liên quan trên Cổng thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, các phần mềm về phổ biến, giáo dục pháp luật
10. Chuyên đề. Kỹ năng tổ chức diễn đàn, đối thoại lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
11. Chuyên đề. Kỹ năng cung cấp thông tin, tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý và phản hồi ý kiến góp ý đối với dự thảo chính sách
12. Phụ lục. Giới thiệu một số hình thức truyền thông dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
13. Phụ lục. Ví dụ về tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Để Tài liệu được sử dụng một cách rộng rãi, thống nhất đáp ứng yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng và tổ chức truyền thông dự thảo chính sách, Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật) đã đăng tải Tài liệu tại địa chỉ: https://pbgdpl.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=4486&l=HoatdongPBGDPLotrun.
Bộ Tư pháp đề nghị Tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động khai thác, sử dụng Tài liệu; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, công chức pháp chế các sở, ban, ngành về kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách theo mục tiêu, yêu cầu đề ra của Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình sử dụng Tài liệu, đề nghị tiếp tục nắm bắt các ý kiến góp ý và thông tin kịp thời về Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật) để tiếp tục hoàn thiện Tài liệu, đáp ứng yêu cầu của công tác truyền thông dự thảo chính sách trong tình hình mới.
Theo Chinhphu.vn
Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Tư pháp cho biết, thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027", Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Tài liệu); tổ chức lấy ý kiến góp ý của chuyên gia; thẩm định và hoàn thiện Tài liệu.
Đây là Tài liệu đầu tiên hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng nhằm cung cấp cho các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương khai thác, sử dụng, phục vụ hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, công chức pháp chế các sở, ban, ngành cũng như đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở trung ương và địa phương về kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách theo yêu cầu, mục tiêu đề ra của Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tài liệu gồm 11 chuyên đề và 02 phụ lục sau đây:
1. Chuyên đề. Những vấn đề chung về truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2. Chuyên đề. Kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách
3. Chuyên đề. Kỹ năng xây dựng tài liệu truyền thông dự thảo chính sách thông qua một số tài liệu truyền thông trực quan
4. Chuyên đề. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng
5. Chuyên đề. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở thông qua hoạt động văn hóa cơ sở
6. Chuyên đề. Truyền thông dự thảo chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp
7. Chuyên đề. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách cho người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
8. Chuyên đề. Kỹ năng góp ý, phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
9. Chuyên đề. Kỹ năng tích hợp, đăng tải, khai thác thông tin nội dung dự thảo chính sách và những vấn đề liên quan trên Cổng thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, các phần mềm về phổ biến, giáo dục pháp luật
10. Chuyên đề. Kỹ năng tổ chức diễn đàn, đối thoại lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
11. Chuyên đề. Kỹ năng cung cấp thông tin, tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý và phản hồi ý kiến góp ý đối với dự thảo chính sách
12. Phụ lục. Giới thiệu một số hình thức truyền thông dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
13. Phụ lục. Ví dụ về tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Để Tài liệu được sử dụng một cách rộng rãi, thống nhất đáp ứng yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng và tổ chức truyền thông dự thảo chính sách, Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật) đã đăng tải Tài liệu tại địa chỉ: https://pbgdpl.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=4486&l=HoatdongPBGDPLotrun.
Bộ Tư pháp đề nghị Tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động khai thác, sử dụng Tài liệu; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, công chức pháp chế các sở, ban, ngành về kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách theo mục tiêu, yêu cầu đề ra của Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình sử dụng Tài liệu, đề nghị tiếp tục nắm bắt các ý kiến góp ý và thông tin kịp thời về Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật) để tiếp tục hoàn thiện Tài liệu, đáp ứng yêu cầu của công tác truyền thông dự thảo chính sách trong tình hình mới.