CTTĐT - Nhằm kịp thời triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, trong 10 năm từ 2014 đến 2023, UBND tỉnh đã ban hành 33 văn bản bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, chương trình và các văn bản khác để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. 09/09 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành 199 văn bản triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, các công văn triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở đối với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ảnh minh họa.
Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Yên Bái năm 2014 và năm 2020. Từ năm 2014 đến tháng 6/2023, Sở Tư pháp thực hiện trên sóng truyền hình 102 chuyên mục/năm; trên sóng phát thanh 384 chuyên mục/năm; thực hiện chuyên trang “Phổ biến pháp luật” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, trên Webside Sở Tư pháp biên soạn và đăng tải 1.028 tin, bài, ảnh về thông tin pháp luật mới và hoạt động của ngành; 17 chuyên mục “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái. Từ năm 2014 đến tháng 6/2023, Sở Tư pháp biên soạn và phát hành 52 số Bản tin Tư pháp với số lượng 51.000 cuốn; 10 số Bản tin chuyên đề với số lượng 5.000 cuốn; 1.000 cuốn hỏi đáp pháp luật về hòa giải ở cơ sở; biên soạn 101 tờ rời các loại với số lượng 158.600 tờ; tổ chức 185 hội nghị tập huấn và phổ biến pháp luật tại cơ sở.
Hằng năm, UBND cấp huyện ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn quản lý. Đã tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến kịp thời, sâu rộng cho đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức lồng ghép trên 5.000 hội nghị điển hình một số địa phương: huyện Mù Cang Chải tổ chức 1.206 hội nghị cho 50.115 lượt người; huyện Văn Chấn tổ chức lồng ghép trên 292 hội nghị với 14.622 người; huyện Văn Yên tổ chức 1.611 hội nghị cho 80.245 người, phát hơn 1.710 cuốn, 100 cuốn sách, 275.000 tờ gấp; huyện Lục Yên tổ chức 165 hội nghị với 6.500 người, 515 buổi phát thanh, phát sóng 14 tin bài gương hòa giải viên giỏi trên chuyên mục người tốt việc tốt, đăng tải 42 bài trên trang mạng xã hội Facebook của huyện và của các xã, thị trấn; thị xã Nghĩa Lộ tổ chức 375 hội nghị với 31.639 người; thành phố Yên Bái tổ chức 1.180 cuộc với 4.237 lượt người; cấp phát 441 sổ theo dõi công tác hòa giải đến các tổ hòa giải ở cơ sở; huyện Yên Bình tổ chức 548 buổi với 36.716 lượt người…
Công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người làm công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm chỉ đạo thực hiện, trong đó Sở Tư pháp đã tổ chức trên 20 hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1.371 tổ hòa giải tại các huyện, thị xã và thành phố, trong đó, có 02 hội nghị trực tuyến cho các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh. Trong 10 năm qua UBND cấp huyện đã phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng Tư pháp tổ chức nhiều đợt tập huấn (trực tiếp và gián tiếp) cho đội ngũ Tổ trưởng Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở. Điển hình một số địa phương như: huyện Lục Yên tổ chức 28 hội nghị, cấp phát trên 2.500 cuốn tài liệu; huyện Yên Bình tổ chức 43 lớp; huyện Trạm Tấu tổ chức 09 lớp; huyện Mù Cang Chải tổ chức 11 lớp; thị xã Nghĩa Lộ tổ chức 9 lớp…
Yên Bái là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, tuy nhiên hằng năm tỉnh đã cân đối ngân sách, bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở tuy chưa nhiều nhưng cũng đã tăng dần theo từng năm để phục vụ cho công tác hòa giải, tổng số ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở từ năm 2014 đến 2023 là 5.613.183.840 đồng. Bên cạnh nguồn kinh phí do tỉnh hỗ trợ, UBND cấp huyện đã cấp kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở từ năm 2014 đến 2023 là 831.000.000 đồng.
Trong 10 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tư pháp đã ban hành Chương trình phối hợp số 01/CTPH-STP-MTTQ-HPN ngày 26/7/2017 về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2022. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và cấp xã cùng các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với cơ quan tư pháp củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hòa giải cơ sở.
Toàn tỉnh hiện có tổng số 1.371 tổ hòa giải ở cơ sở với 8.755 hòa giải viên, số lượng tổ viên bình quân trên một tổ hòa giải là 05 - 07 người và bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có trên 12 tổ hòa giải ở cơ sở. Từ năm 2014 đến tháng 6/2023, các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh đã tiến hành hòa giải 21.373 vụ, hòa giải thành 19.529 vụ, đạt tỷ lệ 91,3%.
Nhìn chung, việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả, tạo bước chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở, hầu hết các tổ hòa giải đã được kiện toàn bảo đảm đúng quy định, chất lượng hòa giải được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hòa giải thành ngày càng tăng, đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, mở rộng thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm kịp thời triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, trong 10 năm từ 2014 đến 2023, UBND tỉnh đã ban hành 33 văn bản bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, chương trình và các văn bản khác để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. 09/09 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành 199 văn bản triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, các công văn triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở đối với Ủy ban nhân dân cấp xã.Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Yên Bái năm 2014 và năm 2020. Từ năm 2014 đến tháng 6/2023, Sở Tư pháp thực hiện trên sóng truyền hình 102 chuyên mục/năm; trên sóng phát thanh 384 chuyên mục/năm; thực hiện chuyên trang “Phổ biến pháp luật” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, trên Webside Sở Tư pháp biên soạn và đăng tải 1.028 tin, bài, ảnh về thông tin pháp luật mới và hoạt động của ngành; 17 chuyên mục “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái. Từ năm 2014 đến tháng 6/2023, Sở Tư pháp biên soạn và phát hành 52 số Bản tin Tư pháp với số lượng 51.000 cuốn; 10 số Bản tin chuyên đề với số lượng 5.000 cuốn; 1.000 cuốn hỏi đáp pháp luật về hòa giải ở cơ sở; biên soạn 101 tờ rời các loại với số lượng 158.600 tờ; tổ chức 185 hội nghị tập huấn và phổ biến pháp luật tại cơ sở.
Hằng năm, UBND cấp huyện ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn quản lý. Đã tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến kịp thời, sâu rộng cho đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức lồng ghép trên 5.000 hội nghị điển hình một số địa phương: huyện Mù Cang Chải tổ chức 1.206 hội nghị cho 50.115 lượt người; huyện Văn Chấn tổ chức lồng ghép trên 292 hội nghị với 14.622 người; huyện Văn Yên tổ chức 1.611 hội nghị cho 80.245 người, phát hơn 1.710 cuốn, 100 cuốn sách, 275.000 tờ gấp; huyện Lục Yên tổ chức 165 hội nghị với 6.500 người, 515 buổi phát thanh, phát sóng 14 tin bài gương hòa giải viên giỏi trên chuyên mục người tốt việc tốt, đăng tải 42 bài trên trang mạng xã hội Facebook của huyện và của các xã, thị trấn; thị xã Nghĩa Lộ tổ chức 375 hội nghị với 31.639 người; thành phố Yên Bái tổ chức 1.180 cuộc với 4.237 lượt người; cấp phát 441 sổ theo dõi công tác hòa giải đến các tổ hòa giải ở cơ sở; huyện Yên Bình tổ chức 548 buổi với 36.716 lượt người…
Công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người làm công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm chỉ đạo thực hiện, trong đó Sở Tư pháp đã tổ chức trên 20 hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1.371 tổ hòa giải tại các huyện, thị xã và thành phố, trong đó, có 02 hội nghị trực tuyến cho các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh. Trong 10 năm qua UBND cấp huyện đã phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng Tư pháp tổ chức nhiều đợt tập huấn (trực tiếp và gián tiếp) cho đội ngũ Tổ trưởng Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở. Điển hình một số địa phương như: huyện Lục Yên tổ chức 28 hội nghị, cấp phát trên 2.500 cuốn tài liệu; huyện Yên Bình tổ chức 43 lớp; huyện Trạm Tấu tổ chức 09 lớp; huyện Mù Cang Chải tổ chức 11 lớp; thị xã Nghĩa Lộ tổ chức 9 lớp…
Yên Bái là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, tuy nhiên hằng năm tỉnh đã cân đối ngân sách, bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở tuy chưa nhiều nhưng cũng đã tăng dần theo từng năm để phục vụ cho công tác hòa giải, tổng số ngân sách tỉnh hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở từ năm 2014 đến 2023 là 5.613.183.840 đồng. Bên cạnh nguồn kinh phí do tỉnh hỗ trợ, UBND cấp huyện đã cấp kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở từ năm 2014 đến 2023 là 831.000.000 đồng.
Trong 10 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tư pháp đã ban hành Chương trình phối hợp số 01/CTPH-STP-MTTQ-HPN ngày 26/7/2017 về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2022. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và cấp xã cùng các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với cơ quan tư pháp củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hòa giải cơ sở.
Toàn tỉnh hiện có tổng số 1.371 tổ hòa giải ở cơ sở với 8.755 hòa giải viên, số lượng tổ viên bình quân trên một tổ hòa giải là 05 - 07 người và bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có trên 12 tổ hòa giải ở cơ sở. Từ năm 2014 đến tháng 6/2023, các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh đã tiến hành hòa giải 21.373 vụ, hòa giải thành 19.529 vụ, đạt tỷ lệ 91,3%.
Nhìn chung, việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả, tạo bước chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở, hầu hết các tổ hòa giải đã được kiện toàn bảo đảm đúng quy định, chất lượng hòa giải được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hòa giải thành ngày càng tăng, đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, mở rộng thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia.