CTTĐT - Trong những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng diễn biến khá phức tạp, xâm hại đến những quyền cơ bản nhất của con người và trở thành mối quan tâm của tất cả chúng ta.
Hội Phụ nữ huyện Mù Cang Chải truyền thông về mua bán người cho cán bộ hội.
Theo báo cáo toàn cầu về mua bán người công bố năm 2022 của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, nếu năm 2004 tỷ lệ nạn nhân là nam giới và trẻ em trai chỉ là 13% và 3% thì đến năm 2020, 23% nạn nhân là nam giới và 17% là trẻ em trai. Tuy tỷ lệ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái giảm đi nhưng nạn nhân là phụ nữ bị tội phạm mua bán người bạo lực thể chất gấp 3 lần nạn nhân nam giới, trẻ em bị bạo lực gấp đôi người lớn.
Tại Việt Nam, với sự phát triển của Internet và mạng xã hội hiện nay, tội phạm mua bán người thông qua mạng xã hội, các tài khoản ảo, qua SIM điện thoại không chính chủ để kết bạn, làm quen, yêu đương, hứa hẹn đưa ra nước ngoài làm việc có thu nhập cao, lấy chồng người nước ngoài..., sau đó tìm cách đưa nạn nhân qua biên giới, thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục, cưỡng ép làm hoạt động mại dâm, làm vợ bất hợp pháp... Những hành vi này ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của nạn nhân và gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em, gây nên những bất ổn trong xã hội.
Riêng tại tỉnh Yên Bái, năm 2022, lực lượng chức năng phát hiện 117 vụ với 121 trường hợp (huyện Trạm Tấu có 03 trường hợp) xuất cảnh trái phép, trong đó sang Trung Quốc 99 vụ 103 trường hợp, sang Campuchia 18 vụ 18 trường hợp; tiếp nhận 2 nạn nhân bị mua bán được giải cứu trở về.
Cũng từ thực trạng đó, chủ đề của Ngày thế giới phòng, chống mua bán người năm nay là "Mở rộng vòng tay tới nạn nhân mua bán người để không ai bị bỏ lại phía sau” nhằm khuyến nghị các quốc gia tăng cường hành động, quyết tâm ngăn chặn nạn mua bán người.
Trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cả chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh việc truyền thông trực tiếp, Hội LHPN tích cực triển khai tuyên truyền trực tuyến qua hệ thống tin, bài, các triển lãm, chiến dịch truyền thông, livestream các chương trình trên các kênh truyền thông số, báo chí, mạng xã hội của các cấp Hội thu hút hàng triệu lượt tiếp cận và tương tác.
Bên cạnh đó, các cấp Hội đã triển khai nhiều chương trình, mô hình có ý nghĩa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho chị em hội viên cũng như tổ chức các hoạt động hỗ trợ tư vấn, trợ giúp pháp lý để chị em nói chung và các nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng bền vững. Có thể kể tới những mô hình truyền thông hiệu quả tại các tỉnh, thành như: truyền thông tại các phiên chợ vùng cao, truyền thông 5 biết ; truyền thông di cư an toàn “nghĩ trước bước sau” và hàng nghìn câu lạc bộ, tổ nhóm truyền thông đã cung cấp nhiều biện pháp chủ động phòng, chống mua bán người cho người dân, nhất là các chị em phụ nữ.
Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, Hội LHPN các cấp triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” đã hỗ trợ, triển khai các mô hình, hoạt động đặc thù phù hợp với địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó đẩy mạnh các hoạt động, mô hình truyền thông về phòng, chống mua bán người rất hiệu quả.
Bên cạnh công tác truyền thông, công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về là một nhiệm vụ quan trọng được các cấp Hội phụ nữ quan tâm. Hội LHPN các cấp như một đơn vị chuyển tuyến, chuyển các nạn nhân bị mua bán trở về tới các cơ sở công tác xã hội để chị em được nhận các dịch vụ hỗ trợ về nơi ăn ở an toàn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ pháp lý.
Sau khi nạn nhân bị mua bán đã được tiếp nhận và hỗ trợ tại các cơ sở công tác xã hội, Hội Phụ nữ cơ sở lại tiếp tục kết nối nhằm hỗ trợ chị em trở về với gia đình một cách an toàn; hỗ trợ chị em làm giấy tờ tùy thân; quan tâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về được hưởng lợi từ các hoạt động, các chương trình xã hội của địa phương cũng như được bảo vệ quyền lợi chính đáng...
Trước quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các cơ quan cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành cần phát huy cao độ vai trò thường trực của mình, tăng cường tuyên truyền cho người dân, phát huy thế mạnh của Internet, mạng xã hội trong hỗ trợ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người và phối hợp hiệu quả để có thể kiên quyết xóa bỏ nạn mua bán người, di cư trái phép và tạo ra một xã hội an toàn cho người dân.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng diễn biến khá phức tạp, xâm hại đến những quyền cơ bản nhất của con người và trở thành mối quan tâm của tất cả chúng ta. Theo báo cáo toàn cầu về mua bán người công bố năm 2022 của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, nếu năm 2004 tỷ lệ nạn nhân là nam giới và trẻ em trai chỉ là 13% và 3% thì đến năm 2020, 23% nạn nhân là nam giới và 17% là trẻ em trai. Tuy tỷ lệ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái giảm đi nhưng nạn nhân là phụ nữ bị tội phạm mua bán người bạo lực thể chất gấp 3 lần nạn nhân nam giới, trẻ em bị bạo lực gấp đôi người lớn.
Tại Việt Nam, với sự phát triển của Internet và mạng xã hội hiện nay, tội phạm mua bán người thông qua mạng xã hội, các tài khoản ảo, qua SIM điện thoại không chính chủ để kết bạn, làm quen, yêu đương, hứa hẹn đưa ra nước ngoài làm việc có thu nhập cao, lấy chồng người nước ngoài..., sau đó tìm cách đưa nạn nhân qua biên giới, thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục, cưỡng ép làm hoạt động mại dâm, làm vợ bất hợp pháp... Những hành vi này ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của nạn nhân và gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em, gây nên những bất ổn trong xã hội.
Riêng tại tỉnh Yên Bái, năm 2022, lực lượng chức năng phát hiện 117 vụ với 121 trường hợp (huyện Trạm Tấu có 03 trường hợp) xuất cảnh trái phép, trong đó sang Trung Quốc 99 vụ 103 trường hợp, sang Campuchia 18 vụ 18 trường hợp; tiếp nhận 2 nạn nhân bị mua bán được giải cứu trở về.
Cũng từ thực trạng đó, chủ đề của Ngày thế giới phòng, chống mua bán người năm nay là "Mở rộng vòng tay tới nạn nhân mua bán người để không ai bị bỏ lại phía sau” nhằm khuyến nghị các quốc gia tăng cường hành động, quyết tâm ngăn chặn nạn mua bán người.
Trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cả chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh việc truyền thông trực tiếp, Hội LHPN tích cực triển khai tuyên truyền trực tuyến qua hệ thống tin, bài, các triển lãm, chiến dịch truyền thông, livestream các chương trình trên các kênh truyền thông số, báo chí, mạng xã hội của các cấp Hội thu hút hàng triệu lượt tiếp cận và tương tác.
Bên cạnh đó, các cấp Hội đã triển khai nhiều chương trình, mô hình có ý nghĩa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho chị em hội viên cũng như tổ chức các hoạt động hỗ trợ tư vấn, trợ giúp pháp lý để chị em nói chung và các nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng bền vững. Có thể kể tới những mô hình truyền thông hiệu quả tại các tỉnh, thành như: truyền thông tại các phiên chợ vùng cao, truyền thông 5 biết ; truyền thông di cư an toàn “nghĩ trước bước sau” và hàng nghìn câu lạc bộ, tổ nhóm truyền thông đã cung cấp nhiều biện pháp chủ động phòng, chống mua bán người cho người dân, nhất là các chị em phụ nữ.
Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, Hội LHPN các cấp triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” đã hỗ trợ, triển khai các mô hình, hoạt động đặc thù phù hợp với địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó đẩy mạnh các hoạt động, mô hình truyền thông về phòng, chống mua bán người rất hiệu quả.
Bên cạnh công tác truyền thông, công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về là một nhiệm vụ quan trọng được các cấp Hội phụ nữ quan tâm. Hội LHPN các cấp như một đơn vị chuyển tuyến, chuyển các nạn nhân bị mua bán trở về tới các cơ sở công tác xã hội để chị em được nhận các dịch vụ hỗ trợ về nơi ăn ở an toàn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ pháp lý.
Sau khi nạn nhân bị mua bán đã được tiếp nhận và hỗ trợ tại các cơ sở công tác xã hội, Hội Phụ nữ cơ sở lại tiếp tục kết nối nhằm hỗ trợ chị em trở về với gia đình một cách an toàn; hỗ trợ chị em làm giấy tờ tùy thân; quan tâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về được hưởng lợi từ các hoạt động, các chương trình xã hội của địa phương cũng như được bảo vệ quyền lợi chính đáng...
Trước quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các cơ quan cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành cần phát huy cao độ vai trò thường trực của mình, tăng cường tuyên truyền cho người dân, phát huy thế mạnh của Internet, mạng xã hội trong hỗ trợ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người và phối hợp hiệu quả để có thể kiên quyết xóa bỏ nạn mua bán người, di cư trái phép và tạo ra một xã hội an toàn cho người dân.