CTTĐT - Hội thảo "Định hướng xác định rào cản trong tiếp cận trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái" do Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tháng 10/2023 đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận trợ giúp pháp lý (TGPL) trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh buổi Hội thảo.
Hội thảo do Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái tổ chức là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoat động năm 2023 của Dự án "Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế" của Bộ Tư pháp do Ngân hàng thế giới tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản nhằm xác định những rào cản trong tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân. Trên cơ sở xác định những rào cản về văn hoá, giới tính, quyền riêng tư, ngôn ngữ và những hạn chế khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ ở các khu vực vùng sâu, vùng xa…, phân tích nguyên nhân của các rào cản này để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc để nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân ở cơ sở, đặc biệt là nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số và những người dễ bị tổn thương khác ở tỉnh Yên Bái.
Nghiên cứu của chuyên gia và các tham luận tập trung vào thực tiễn công tác trợ giúp pháp lý ở Yên Bái; công tác phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý; những khó khăn, vướng mắc của người dân ở Yên Bái trong việc tiếp cận dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ khác có liên quan, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, nạn nhân bị xâm hại…; các giải pháp để đảm bảo quyền được TGPL của người bị buộc tội, bị hại, đương sự là những người thuộc diện được TGPL trong vụ án hình sự; các giải pháp tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế qua hoạt động thực tiễn của tòa án; trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức ở cơ sở đối với công tác trợ giúp pháp lý và đề xuất giải pháp để bảo đảm quyền được tiếp cận công lý, được trợ giúp pháp lý cho người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế.
Qua các bài trình bày và ý kiến thảo luận, có thể thấy, chính sách TGPL được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, quyền được TGPL đã được ghi nhận tại Luật TGPL, cách thức tổ chức và triển khai hoạt độngTGPL đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên, đến nay, người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi chưa có thói quen tham vấn ý kiến của những người có kiến thức pháp luật; tỷ lệ người dân tiếp cận với TGPL chưa cao. Các hoạt động truyền thông trợ giúp pháp lý tuy đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau nhưng hiệu quả chưa cao cho một số nhóm đối tượng (nhất là người dân tộc thiểu số); trình độ nhận thức, hiểu biết của người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế còn hạn chế; trạng thái tâm lý tự ty, mặc cảm, e ngại của người dân khi tiếp xúc với các cơ quan có liên quan, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chính quyền cơ sở và các cơ quan, tổ chức khác; điều kiện sinh sống của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý thưởng ở thôn, bản cách xa trung tâm (có nơi cách xa trên 200km), điều kiện đi lại khó khăn, đèo dốc nguy hiểm; sự khó khăn về kinh tế cũng là một trở ngại khi người dân tìm đến các cơ quan nhà nước; sự bất đồng về ngôn ngữ (có nhiều người nói nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số khác nhau trong khi đội ngũ phiên dịch không nhiều) gây khó khăn khi yêu cầu giúp đỡ; một số cơ quan có thẩm quyền hoặc có liên quan chưa thật quan tâm đầy đủ, kịp thời trong việc thông báo, giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý; nguồn lực, kinh phí của Trung tâm trợ giúp pháp lý còn hạn chế…
Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái cho biết, với nỗ lực của cơ quan chuyên môn, thời gian qua, số lượng vụ việc TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã ngày càng tăng, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng. Từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2023 đã có 3.142 vụ việc được TGPL.
Cùng với số lượng vụ việc TGPL tăng cao, chất lượng các vụ việc TGPL cũng được nâng lên, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người thuộc hộ nghèo và những người yếu thế. Công tác TGPL đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của mình đối với đời sống xã hội, sự tin tưởng của những người được TGPL, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trên cơ sở các khó khăn vướng mắc được phân tích tại hội thảo, các đại biểu cũng đã dành nhiều thời gian thảo luận về một số giải pháp để khắc phục khó khăn như: tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý, đặc biệt là các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn để tiếp cận với người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn về trợ giúp pháp lý; tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về trợ giúp pháp lý cho cán bộ chủ chốt cấp xã, trưởng thôn, bản, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng, từ đó giúp nhiều người dân biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý với các cơ quan tiến hành tố tụng, Ủy ban nhân dân cấp xã, giữa những người có hoạt động liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý tại cơ sở (công chức tư pháp hộ tịch, cán bộ hội phụ nữ, hòa giải viên, công an xã, trưởng thôn, bản…) làm cầu nối giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý và người dân để cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý cho người dân kịp thời ngay tại cơ sở; tăng cường năng lực cho Trung tâm trợ giúp pháp lý cả về nhân lực, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý;
Cùng với đó đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý; hỗ trợ đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý; đào tạo, bổ sung đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý) để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng của nhân dân trong thời gian tới.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hội thảo "Định hướng xác định rào cản trong tiếp cận trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái" do Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tháng 10/2023 đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận trợ giúp pháp lý (TGPL) trên địa bàn tỉnh. Hội thảo do Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái tổ chức là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoat động năm 2023 của Dự án "Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế" của Bộ Tư pháp do Ngân hàng thế giới tài trợ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản nhằm xác định những rào cản trong tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân. Trên cơ sở xác định những rào cản về văn hoá, giới tính, quyền riêng tư, ngôn ngữ và những hạn chế khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ ở các khu vực vùng sâu, vùng xa…, phân tích nguyên nhân của các rào cản này để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc để nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân ở cơ sở, đặc biệt là nhóm người nghèo, dân tộc thiểu số và những người dễ bị tổn thương khác ở tỉnh Yên Bái.
Nghiên cứu của chuyên gia và các tham luận tập trung vào thực tiễn công tác trợ giúp pháp lý ở Yên Bái; công tác phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý; những khó khăn, vướng mắc của người dân ở Yên Bái trong việc tiếp cận dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ khác có liên quan, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, nạn nhân bị xâm hại…; các giải pháp để đảm bảo quyền được TGPL của người bị buộc tội, bị hại, đương sự là những người thuộc diện được TGPL trong vụ án hình sự; các giải pháp tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế qua hoạt động thực tiễn của tòa án; trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức ở cơ sở đối với công tác trợ giúp pháp lý và đề xuất giải pháp để bảo đảm quyền được tiếp cận công lý, được trợ giúp pháp lý cho người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế.
Qua các bài trình bày và ý kiến thảo luận, có thể thấy, chính sách TGPL được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, quyền được TGPL đã được ghi nhận tại Luật TGPL, cách thức tổ chức và triển khai hoạt độngTGPL đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên, đến nay, người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi chưa có thói quen tham vấn ý kiến của những người có kiến thức pháp luật; tỷ lệ người dân tiếp cận với TGPL chưa cao. Các hoạt động truyền thông trợ giúp pháp lý tuy đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau nhưng hiệu quả chưa cao cho một số nhóm đối tượng (nhất là người dân tộc thiểu số); trình độ nhận thức, hiểu biết của người nghèo và nhóm đối tượng yếu thế còn hạn chế; trạng thái tâm lý tự ty, mặc cảm, e ngại của người dân khi tiếp xúc với các cơ quan có liên quan, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chính quyền cơ sở và các cơ quan, tổ chức khác; điều kiện sinh sống của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý thưởng ở thôn, bản cách xa trung tâm (có nơi cách xa trên 200km), điều kiện đi lại khó khăn, đèo dốc nguy hiểm; sự khó khăn về kinh tế cũng là một trở ngại khi người dân tìm đến các cơ quan nhà nước; sự bất đồng về ngôn ngữ (có nhiều người nói nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số khác nhau trong khi đội ngũ phiên dịch không nhiều) gây khó khăn khi yêu cầu giúp đỡ; một số cơ quan có thẩm quyền hoặc có liên quan chưa thật quan tâm đầy đủ, kịp thời trong việc thông báo, giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý; nguồn lực, kinh phí của Trung tâm trợ giúp pháp lý còn hạn chế…
Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái cho biết, với nỗ lực của cơ quan chuyên môn, thời gian qua, số lượng vụ việc TGPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã ngày càng tăng, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng. Từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2023 đã có 3.142 vụ việc được TGPL.
Cùng với số lượng vụ việc TGPL tăng cao, chất lượng các vụ việc TGPL cũng được nâng lên, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người thuộc hộ nghèo và những người yếu thế. Công tác TGPL đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của mình đối với đời sống xã hội, sự tin tưởng của những người được TGPL, góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trên cơ sở các khó khăn vướng mắc được phân tích tại hội thảo, các đại biểu cũng đã dành nhiều thời gian thảo luận về một số giải pháp để khắc phục khó khăn như: tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý, đặc biệt là các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn để tiếp cận với người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn về trợ giúp pháp lý; tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về trợ giúp pháp lý cho cán bộ chủ chốt cấp xã, trưởng thôn, bản, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng, từ đó giúp nhiều người dân biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý với các cơ quan tiến hành tố tụng, Ủy ban nhân dân cấp xã, giữa những người có hoạt động liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý tại cơ sở (công chức tư pháp hộ tịch, cán bộ hội phụ nữ, hòa giải viên, công an xã, trưởng thôn, bản…) làm cầu nối giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý và người dân để cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý cho người dân kịp thời ngay tại cơ sở; tăng cường năng lực cho Trung tâm trợ giúp pháp lý cả về nhân lực, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý;
Cùng với đó đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý; hỗ trợ đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý; đào tạo, bổ sung đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý) để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng của nhân dân trong thời gian tới.