CTTĐT - Những năm qua Mù Cang Chải đã làm tốt công tác đấu tranh phòng chống ma túy, từng bước kiềm chế, xóa bỏ các tụ điểm tàng trữ, mua bán trái phép. Tuy nhiên, với đặc thù vùng cao, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, giáp danh với các tỉnh Lào Cai, Sơn La, do vậy Mù Cang Chải vẫn là địa bàn ma túy phức tạp.
Lãnh đạo Công an huyện Mù Cang Chải chỉ đạo đấu tranh với các tội phạm về ma túy trên địa bàn.
Trước đây, người nghiện ma túy ở Mù Cang chải chỉ sử dụng thuốc phiện đơn thuần, nhưng từ 10 năm trở lại đây hầu hết người nghiện chuyển sang sử dụng hêrôin. Từ đó hình thành các tụ điểm phức tạp về tàng trữ, mua bán ma túy trái phép, nổi cộm là hai tụ điểm tại xã Chế Tạo và Nập Có. Anh Sùng A Chư – Đội trượng Đội Hình sự - Kinh tế - Ma túy công an huyện Mù Cang Chải cho biết: “Qua công tác đấu tranh, ngành Công an xác định địa bàn này hầu hết là người dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn, dễ bị các thế lực lợi dụng, lôi kéo vào con đường phạm tội. Do đặc điểm tâm lý, thói quen, lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu theo kiểu gia tộc, dòng họ, khoảng trống dân cư rộng, đặc điểm sản xuất du canh… nên việc thâm nhập vào địa bàn, tiếp xúc với người dân để tuyên truyền, vận động, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa và đấu tranh của lực lượng Công an gặp rất nhiều khó khăn”.
Trước thực trạng đó, ngay từ đầu năm Công an huyện Mù Cang Chải đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng kế hoạch quản lý người nghiện, kế hoạch tuyên truyền, đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn. Theo đánh giá của Công an huyện Mù Cang Chải, 5 tháng đầu năm 2017, số vụ, số đối tượng phạm tội về ma túy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng tính chất lại phức tạp hơn. Trong 5 tháng, Đội Hình sự - Kinh tế - ma túy thuộc Công an huyện Mù Cang Chải đã phát hiện và bắt giữ 17 vụ, 22 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 351,55 g hê rô in; 594,9g thuốc phiện; 4,14g ma túy tổng hợp; triệt phá 354 m2 cây thuốc phiện tai xã Chế Tạo. Qua các vụ án bắt giữ và xét xử các đối tượng phạm tội về ma túy cho thấy, nhiều bị can vô tình bị người thân đưa vào vòng lao lý, nhưng cũng có người có trình độ, nhận thức về pháp luật nhưng vẫn phạm tội, điều đáng lo ngại là ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng nữ tham gia vào các hoạt động mua bán trái phép ma túy. Vụ án mới đây nhất vào tháng 2/2017 vừa được Tổ ma túy của Công an huyện Mù Cang Chải triệt phá liên quan đến 2 vợ chồng người dân tộc Mông, trong đó người chồng là Cứ A Lềnh đang là giáo viên tại huyện Mù Cang Chải. Người vợ của Lềnh là Mùa Thị Dung trong quá trình mua bán ma túy đã nhờ chồng lấy hộ ma túy từ huyện về để đem bán, trong quá trình đem ma túy đi tiêu thụ thì Mùa Thị Dung bị tổ công tác của Công an huyện bắt giữ. Hành vi phạm tội của Dung đã kéo theo cả chồng mình vào con đường phạm tội. Điều đáng lo ngại trong số 17 vụ việc bắt giữ liên quan tới ma tùy thì có nhiều vụ liên quan đến đối tượng là nữ, tuổi còn rất trẻ, như vụ bắt giữu ngày 17/3/2017, đối tượng nữ Lý Thị Cầu sinh năm 1990 tại bản Tà Chơ, xã Kim Nọi móc nối với đối tượng bên tỉnh Sơn La mua ma túy về bán kiếm lời thì bị bắt tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha. Ngày 21/3/2017 bắt giữ đối tượng Thào Thị Mỷ, sinh năm 1988 trú tại bản Háng Cơ Bua, xã Púng Luông cũng là nữ phạm tội mua bán trái phép ma túy. Việc gia tăng đối tượng phạm tội mua bán ma túy là nữ đem lại nhiều hệ lụy, nguyên nhân là do các đối tượng hám lời, không nghĩ đến hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội.
Năm 2017, Công an huyện Mù Cang Chải tiếp tục chủ động tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền các cấp để đồng thuận, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống ma túy. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; bám sát các nội dung của Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Làm tốt chức năng tham mưu trong việc định hướng chung và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, đoàn thể tham gia vào hoạt động phòng, chống ma túy có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tại địa bàn cơ sở sẽ căn cứ vào từng địa bàn, từng đối tượng để có nội dung, hình thức, cách làm cho phù hợp. Do có nhiều người không biết đọc, biết viết chữ phổ thông, nên việc tuyên truyền áp dụng nhiều hơn các hình thức nghe nhìn như kẻ, vẽ pano, áp phích, tờ gấp, tờ rơi… mang tính hình ảnh minh họa, dễ hiểu. Tập trung nhiều vào các loại hình tuyên truyền, vận động dưới dạng tiểu phẩm, sân khấu hóa; Sử dụng hệ thống loa truyền thanh ở xã, bản để thực hiện…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua Mù Cang Chải đã làm tốt công tác đấu tranh phòng chống ma túy, từng bước kiềm chế, xóa bỏ các tụ điểm tàng trữ, mua bán trái phép. Tuy nhiên, với đặc thù vùng cao, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, giáp danh với các tỉnh Lào Cai, Sơn La, do vậy Mù Cang Chải vẫn là địa bàn ma túy phức tạp.Trước đây, người nghiện ma túy ở Mù Cang chải chỉ sử dụng thuốc phiện đơn thuần, nhưng từ 10 năm trở lại đây hầu hết người nghiện chuyển sang sử dụng hêrôin. Từ đó hình thành các tụ điểm phức tạp về tàng trữ, mua bán ma túy trái phép, nổi cộm là hai tụ điểm tại xã Chế Tạo và Nập Có. Anh Sùng A Chư – Đội trượng Đội Hình sự - Kinh tế - Ma túy công an huyện Mù Cang Chải cho biết: “Qua công tác đấu tranh, ngành Công an xác định địa bàn này hầu hết là người dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đời sống còn nhiều khó khăn, dễ bị các thế lực lợi dụng, lôi kéo vào con đường phạm tội. Do đặc điểm tâm lý, thói quen, lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu theo kiểu gia tộc, dòng họ, khoảng trống dân cư rộng, đặc điểm sản xuất du canh… nên việc thâm nhập vào địa bàn, tiếp xúc với người dân để tuyên truyền, vận động, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa và đấu tranh của lực lượng Công an gặp rất nhiều khó khăn”.
Trước thực trạng đó, ngay từ đầu năm Công an huyện Mù Cang Chải đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng kế hoạch quản lý người nghiện, kế hoạch tuyên truyền, đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn. Theo đánh giá của Công an huyện Mù Cang Chải, 5 tháng đầu năm 2017, số vụ, số đối tượng phạm tội về ma túy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng tính chất lại phức tạp hơn. Trong 5 tháng, Đội Hình sự - Kinh tế - ma túy thuộc Công an huyện Mù Cang Chải đã phát hiện và bắt giữ 17 vụ, 22 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ 351,55 g hê rô in; 594,9g thuốc phiện; 4,14g ma túy tổng hợp; triệt phá 354 m2 cây thuốc phiện tai xã Chế Tạo. Qua các vụ án bắt giữ và xét xử các đối tượng phạm tội về ma túy cho thấy, nhiều bị can vô tình bị người thân đưa vào vòng lao lý, nhưng cũng có người có trình độ, nhận thức về pháp luật nhưng vẫn phạm tội, điều đáng lo ngại là ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng nữ tham gia vào các hoạt động mua bán trái phép ma túy. Vụ án mới đây nhất vào tháng 2/2017 vừa được Tổ ma túy của Công an huyện Mù Cang Chải triệt phá liên quan đến 2 vợ chồng người dân tộc Mông, trong đó người chồng là Cứ A Lềnh đang là giáo viên tại huyện Mù Cang Chải. Người vợ của Lềnh là Mùa Thị Dung trong quá trình mua bán ma túy đã nhờ chồng lấy hộ ma túy từ huyện về để đem bán, trong quá trình đem ma túy đi tiêu thụ thì Mùa Thị Dung bị tổ công tác của Công an huyện bắt giữ. Hành vi phạm tội của Dung đã kéo theo cả chồng mình vào con đường phạm tội. Điều đáng lo ngại trong số 17 vụ việc bắt giữ liên quan tới ma tùy thì có nhiều vụ liên quan đến đối tượng là nữ, tuổi còn rất trẻ, như vụ bắt giữu ngày 17/3/2017, đối tượng nữ Lý Thị Cầu sinh năm 1990 tại bản Tà Chơ, xã Kim Nọi móc nối với đối tượng bên tỉnh Sơn La mua ma túy về bán kiếm lời thì bị bắt tại bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha. Ngày 21/3/2017 bắt giữ đối tượng Thào Thị Mỷ, sinh năm 1988 trú tại bản Háng Cơ Bua, xã Púng Luông cũng là nữ phạm tội mua bán trái phép ma túy. Việc gia tăng đối tượng phạm tội mua bán ma túy là nữ đem lại nhiều hệ lụy, nguyên nhân là do các đối tượng hám lời, không nghĩ đến hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội.
Năm 2017, Công an huyện Mù Cang Chải tiếp tục chủ động tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền các cấp để đồng thuận, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia phòng chống ma túy. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; bám sát các nội dung của Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Làm tốt chức năng tham mưu trong việc định hướng chung và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, đoàn thể tham gia vào hoạt động phòng, chống ma túy có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tại địa bàn cơ sở sẽ căn cứ vào từng địa bàn, từng đối tượng để có nội dung, hình thức, cách làm cho phù hợp. Do có nhiều người không biết đọc, biết viết chữ phổ thông, nên việc tuyên truyền áp dụng nhiều hơn các hình thức nghe nhìn như kẻ, vẽ pano, áp phích, tờ gấp, tờ rơi… mang tính hình ảnh minh họa, dễ hiểu. Tập trung nhiều vào các loại hình tuyên truyền, vận động dưới dạng tiểu phẩm, sân khấu hóa; Sử dụng hệ thống loa truyền thanh ở xã, bản để thực hiện…