CTTĐT - Theo thống kê số người nghiện ma tuý trên các địa bàn trong tỉnh cho thấy: Tình trạng nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh nhìn chung đã được kiềm chế, số người nghiện ma tuý được phát hiện mới hằng năm khoảng 100 đến 200 người/năm, tổng số người nghiện ma tuý dao động khoảng từ 2.300 đến 2.700 người. Tính đến thời điểm tháng 6/2018 toàn tỉnh Yên Bái có 2.698 người nghiện có hồ sơ quản lý, có 1.038 người nghiện đang được điều trị nghiện thay thế bằng Methadone.
Trên địa bàn tỉnh đã có 09 cơ sở điều trị Methadone đảm bảo phục vụ cho bệnh nhân dễ tiếp cận với chương trình
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo; phê duyệt Dự án Triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái; phê duyệt Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020; phê duyệt các Dự án Triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các huyện trong tỉnh.
Để triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Yên Bái theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân Methadone tỉnh Yên Bái đã giao các Sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 1936 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái đến năm 2020; Kế hoạch số 32 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai Chương trình Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2015 và các năm tiếp theo; Công văn số 1208 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho học viên cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy; Công văn số 1421của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Chỉ thị số 25 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới…
Đồng thời tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh trong việc tuyên truyền tác hại của ma túy, phòng ngừa nghiện ma túy và cung cấp các kiến thức về điều trị thay thế bằng Methadone, động viên bản thân và gia đình người nghiện tự giác tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone; bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở điều trị.
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 09 cơ sở điều trị Methadone đảm bảo phục vụ cho bệnh nhân dễ tiếp cận với chương trình, dự kiến trong năm 2019 mở từ 1- 2 điểm cấp phát thuốc tại Trạm Y tế xã. Hiện số bệnh nhân hiện đang điều trị bằng Methadone là 1.038, đạt 86% chỉ tiêu giao, số bệnh nhân lũy tích là 2.016.
Theo đánh giá kết quả điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone trong giai đoạn 2013 - 2018 cho thấy: Methadone giúp dừng hoặc giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp; Methadone giúp làm giảm tỷ lệ tiêm chích ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị, từ đó giúp giảm nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu; giảm tỷ lệ tử vong do quá liều Heroin. Bên cạnh đó, việc điều trị nghiện bằng Methadone đã giúp người nghiện dừng và giảm sử dụng Heroin, tiến tới dừng sử dụng ma túy bất hợp pháp, không còn lệ thuộc vào ma túy, người bệnh dần phục hồi sức khỏe, ổn định tâm lý, ổn định cuộc sống, từ đó giảm các hành vi phạm pháp, có khả năng lao động và tạo thu nhập.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, việc triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạngthuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn đó là: Một số ít địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc chỉ đạo và ưu tiên đầu tư cho việc triển khai điều trị Methadone, chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện chỉ tiêu. Chưa triển khai hoạt động điều trị Methadone tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 493/2016/QĐ-BYT ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn điều trị Methadone trong các cơ sở cai nghiện ma tuý”.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng chưa thống nhất về nhận thức và áp dụng các quy định pháp luật đối với người nghiện ma túy ở một số địa phương. Việc triển khai điều trị Methadone cho các đối tượng có tiền sử nghiện các CDTP trong các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an mới đang trong giai đoạn thí điểm; Người nghiện ma túy còn ngại lộ diện, không dám tham gia điều trị do sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng, cũng như họ chưa thực sự hiểu rõ về bản chất và lợi ích của điều trị thay thế nói chung và điều trị Methadone nói riêng; Còn một số lượng không nhỏ người nghiện ma túy ngoài cộng đồng chưa nằm trong danh sách có hồ sơ quản lý, nhưng họ còn e ngại khi tiếp cận điều trị Methadone do lo sợ bị lộ danh tính sẽ bị kỳ thị, sợ bị bắt đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Số người nghiện ma túy tăng, giảm không đồng đều, chiều hướng về ma túy trên địa bàn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp như: Người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS tăng; tội phạm về ma túy, mại dâm có phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi hơn, xuất hiện các loại ma túy mới trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế gia tăng người nghiện mới; góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Nâng cao nhận thức cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 75% trở lên cán bộ chính quyền các cấp và 75% trở lên người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện; Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 75% cán bộ dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 100% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 100% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.
Nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 50% vào năm 2015 lên 80% vào năm 2020. Tăng dần số lượng, tỷ lệ người nghiện được điều trị thay thế bằng Methadone hàng năm; Tăng tỷ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng tìm kiếm được việc làm từ 40% vào năm 2015 lên 70% vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông và giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo chính quyền và người dân trong việc triển khai hoạt động điều trị methadone. Tăng cường vai trò lãnh đạo và ý thức trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình mục tiêu Quốc gia Phòng chống ma túy nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đấu tranh phòng chống ma túy ngay từ cơ sở. Từng bước kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, tệ nạn ma túy tiến tới làm giảm tội phạm, tệ nạn ma túy, giảm người nghiện, tăng địa bàn xã phường không có tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh.
Phối kết hợp chặt chẽ trong việc thực hiện triển khai hoạt động điều trị thay thế gắn với việc thực hiện các nghị quyết liên tịch, kế hoạch liên ngành giữa Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc giám sát các đơn vị liên quan trong việc phối hợp triển khai kế hoạch có hiệu quả. Nghiên cứu và triển khai thay thế dần Methadone bằng thuốc viên Buprenorphine nhằm cho bệnh nhân dễ tiếp cận hơn.
Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý và điều trị áp dụng phần mềm Hệ thống thông tin quản lý bệnh nhân. Xây dựng nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động chuyên môn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo thống kê số người nghiện ma tuý trên các địa bàn trong tỉnh cho thấy: Tình trạng nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh nhìn chung đã được kiềm chế, số người nghiện ma tuý được phát hiện mới hằng năm khoảng 100 đến 200 người/năm, tổng số người nghiện ma tuý dao động khoảng từ 2.300 đến 2.700 người. Tính đến thời điểm tháng 6/2018 toàn tỉnh Yên Bái có 2.698 người nghiện có hồ sơ quản lý, có 1.038 người nghiện đang được điều trị nghiện thay thế bằng Methadone.Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo; phê duyệt Dự án Triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái; phê duyệt Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020; phê duyệt các Dự án Triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các huyện trong tỉnh.
Để triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Yên Bái theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân Methadone tỉnh Yên Bái đã giao các Sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp triển khai thực hiện Quyết định số 1936 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái đến năm 2020; Kế hoạch số 32 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai Chương trình Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2015 và các năm tiếp theo; Công văn số 1208 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho học viên cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy; Công văn số 1421của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Chỉ thị số 25 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới…
Đồng thời tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh trong việc tuyên truyền tác hại của ma túy, phòng ngừa nghiện ma túy và cung cấp các kiến thức về điều trị thay thế bằng Methadone, động viên bản thân và gia đình người nghiện tự giác tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone; bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở điều trị.
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 09 cơ sở điều trị Methadone đảm bảo phục vụ cho bệnh nhân dễ tiếp cận với chương trình, dự kiến trong năm 2019 mở từ 1- 2 điểm cấp phát thuốc tại Trạm Y tế xã. Hiện số bệnh nhân hiện đang điều trị bằng Methadone là 1.038, đạt 86% chỉ tiêu giao, số bệnh nhân lũy tích là 2.016.
Theo đánh giá kết quả điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone trong giai đoạn 2013 - 2018 cho thấy: Methadone giúp dừng hoặc giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp; Methadone giúp làm giảm tỷ lệ tiêm chích ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị, từ đó giúp giảm nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu; giảm tỷ lệ tử vong do quá liều Heroin. Bên cạnh đó, việc điều trị nghiện bằng Methadone đã giúp người nghiện dừng và giảm sử dụng Heroin, tiến tới dừng sử dụng ma túy bất hợp pháp, không còn lệ thuộc vào ma túy, người bệnh dần phục hồi sức khỏe, ổn định tâm lý, ổn định cuộc sống, từ đó giảm các hành vi phạm pháp, có khả năng lao động và tạo thu nhập.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, việc triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạngthuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn đó là: Một số ít địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc chỉ đạo và ưu tiên đầu tư cho việc triển khai điều trị Methadone, chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện chỉ tiêu. Chưa triển khai hoạt động điều trị Methadone tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 493/2016/QĐ-BYT ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn điều trị Methadone trong các cơ sở cai nghiện ma tuý”.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng chưa thống nhất về nhận thức và áp dụng các quy định pháp luật đối với người nghiện ma túy ở một số địa phương. Việc triển khai điều trị Methadone cho các đối tượng có tiền sử nghiện các CDTP trong các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an mới đang trong giai đoạn thí điểm; Người nghiện ma túy còn ngại lộ diện, không dám tham gia điều trị do sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng, cũng như họ chưa thực sự hiểu rõ về bản chất và lợi ích của điều trị thay thế nói chung và điều trị Methadone nói riêng; Còn một số lượng không nhỏ người nghiện ma túy ngoài cộng đồng chưa nằm trong danh sách có hồ sơ quản lý, nhưng họ còn e ngại khi tiếp cận điều trị Methadone do lo sợ bị lộ danh tính sẽ bị kỳ thị, sợ bị bắt đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Số người nghiện ma túy tăng, giảm không đồng đều, chiều hướng về ma túy trên địa bàn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp như: Người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS tăng; tội phạm về ma túy, mại dâm có phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi hơn, xuất hiện các loại ma túy mới trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế gia tăng người nghiện mới; góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Nâng cao nhận thức cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 75% trở lên cán bộ chính quyền các cấp và 75% trở lên người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện; Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 75% cán bộ dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 100% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 100% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.
Nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 50% vào năm 2015 lên 80% vào năm 2020. Tăng dần số lượng, tỷ lệ người nghiện được điều trị thay thế bằng Methadone hàng năm; Tăng tỷ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng tìm kiếm được việc làm từ 40% vào năm 2015 lên 70% vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông và giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo chính quyền và người dân trong việc triển khai hoạt động điều trị methadone. Tăng cường vai trò lãnh đạo và ý thức trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình mục tiêu Quốc gia Phòng chống ma túy nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đấu tranh phòng chống ma túy ngay từ cơ sở. Từng bước kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, tệ nạn ma túy tiến tới làm giảm tội phạm, tệ nạn ma túy, giảm người nghiện, tăng địa bàn xã phường không có tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh.
Phối kết hợp chặt chẽ trong việc thực hiện triển khai hoạt động điều trị thay thế gắn với việc thực hiện các nghị quyết liên tịch, kế hoạch liên ngành giữa Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc giám sát các đơn vị liên quan trong việc phối hợp triển khai kế hoạch có hiệu quả. Nghiên cứu và triển khai thay thế dần Methadone bằng thuốc viên Buprenorphine nhằm cho bệnh nhân dễ tiếp cận hơn.
Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý và điều trị áp dụng phần mềm Hệ thống thông tin quản lý bệnh nhân. Xây dựng nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động chuyên môn.