Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động >> Văn hóa - Xã hội

Quyết tâm xây dựng một huyện nông thôn mới vào năm 2020

29/11/2018 16:07:54 Xem cỡ chữ Google
Yên Bái là một tỉnh miền núi với ¾ diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và 80% dân số, 70% lao động ở khu vực nông thôn, có trên 50% số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 53% người dân thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đường vào các thôn đã được bê tông hóa.

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xây dựng nông thôn mới, từ việc tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận và thay đổi nhận thức tích cực trong hệ thống chính trị và người dân; xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực gắn với việc phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; cho đến việc huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…

Nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc toàn tỉnh về tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được nâng lên, trong đó đã thấm nhuần quan điểm nông, lâm nghiệp là trụ cột của nền kinh tế, là động lực, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, nhất là ở các địa bàn khó khăn, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ. Từ đó đã thúc đẩy giải phóng và sử dụng có hiệu quả sức lao động, tư liệu sản xuất của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển nông nghiệp, nông thôn, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó tỉnh đã đã xây dựng được hệ thống quy hoạch ngành, sản phẩm nông lâm nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với ban hành bộ chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới một cách căn cơ, đồng bộ; phát triển nông nghiệp của tỉnh thu được những kết quả quan trọng: Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 4,38%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 tăng 8,9% so với năm 2015, tăng 36% so với năm 2010, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực; đã dần hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị cao; đặc biệt đã xây dựng được một số sản phẩm nông nghiệp đặc sản, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ như: Quế Văn Yên, cam Văn Chấn, cam Lục Yên, Bưởi Đại Minh, chè Suối Giàng, gạo nếp Tú Lệ, gạo Mường Lò, cá hồ Thác Bà…Đặc biệt, diện mạo nông thôn có sự thay đổi rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên.

Tính đến tháng 6.2018, toàn tỉnh có 37/157 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đã vượt 48% so với chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Chính vì vậy, vừa qua tỉnh đã quyết định điều chỉnh mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2015-2020 đạt được 64 xã về đích nông thôn mới (chiếm hơn 40% số xã toàn tỉnh), thay vì chỉ 25 xã như Nghị quyết Đại hội.

Tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện Đề án Xây dựng Trấn Yên cơ bản đạt tiêu chí huyện Nông thôn mới vào năm 2020 với cách làm và bước đi thận trọng, bài bản. Trong đó đối với những xã đặc biệt khó khăn, huyện tiến hành xây dựng từng thôn nông thôn mới, sau đó nhẽ nhân rộng ra toàn xã. Trong đó, trọng tâm là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời huy động, lồng ghép đa dạng các nguồn lực của tỉnh, của huyện, của xã, doanh nghiệp và người dân cùng tham gia phát triển sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

1073 lượt xem
Ban Biên tập