Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động >> Kinh tế

Thành phố Yên Bái: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung

21/05/2020 14:21:20 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Nhằm đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang sản xuất, kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh đối với các sản phẩm thuộc thế mạnh của các địa phương, thành phố Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các địa phương có sản phẩm đặc trưng có lợi thế thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Mô hình nuôi ong lấy mật của nhân dân xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

Triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố Yên Bái đã chú trọng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những lợi thế khi tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đồng thời tiến hành rà soát thực trạng sản phẩm hiện có tại các địa phương, dự kiến sản phẩm đặc trưng có lợi thế thực hiện chương trình OCOP đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện nay thành phố Yên Bái đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa với các sản phẩm chủ lực xây dựng thành sản phẩm OCOP như: vùng cây ăn quả có múi xã Văn Phú; vùng chè nguyên liệu tại các xã Âu Lâu, Minh Bảo; vùng chăn nuôi tập trung tại Tân Thịnh; vùng trồng rau an toàn tại xã Tuy Lộc, Âu Lâu, Văn Phú; Trồng nấm tại Hợp Minh, Tuy Lộc. Tuy nhiên việc triển khai chương trình vẫn gặp khó khăn nhất định do đặc thù của từng địa phương khác nhau. Công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, mô hình sản xuất kinh tế hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao, thiếu sự liên kết. Một số sản phẩm có chất lượng, sản lượng tốt thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp để truy xuất nguồn gốc nhưng phải cạnh tranh về giá và thị trường với các sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa hợp chuẩn, hợp quy gây khó khăn trong khâu tiêu thụ, người dân còn e ngại khi tham gia đầu tư phát triển.

Để đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang sản xuất, kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh đối với các sản phẩm thuộc thế mạnh của các địa phương, thành phố Yên Bái tiếp tục tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung vào sản phẩm lợi thế của từng địa phương để xây dựng chiến lược phát triển; tăng cường công tác truyền thông, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương, tổ chức xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ trong nước; làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người dân trong việc khai thác, phát huy các giá trị của sản phẩm đã được bảo hộ, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao thu nhập của nông dân.

887 lượt xem
Ban Biên tập