CTTĐT - Nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó phải nói đến kết quả nổi bật về thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, cơ chế, chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng- phó Chủ tịch UBND tỉnh và ngài Ha-ghi-goa-ra Say-ji trong lễ ký kết biên bản, ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Thành phố Mimasaka và tỉnh Yên Bái.
Về kết quả thu hút các nguồn lực đầu tư: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội không ngừng tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 đạt trên 63.000 tỷ đồng (gấp 1,5 lần giai đoạn trước). Cơ cấu đầu tư khu vực ngoài Nhà nước chiếm 61% tổng số; khu vực Nhà nước chiếm 35,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 3,8%.
Nổi bật là công tác thu hút đầu tư vốn ngoài Nhà nước đạt kết quả tích cực, số lượng các dự án đầu tư tăngnhanh, nhiều tập đoàn hàng đầu trong nước đã lựa chọn Yên Bái là điểm đầu tư quan trọng như: Vingroup, TH, Sungroup, Eurowindow, Hoa Sen, Apec,…
Trong giai đoạn 2015-2020, có 259 dự án được cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký 52.331tỷ đồng và 302,5 triệu USD(gấp 1,45 lần giai đoạn trước về số DA và gấp 2,3 lần về vốn đầu tư).
Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 504 dự án được cấp phép, với tổng vốn đăng ký đầu tư 98.628 tỷ đồng và 354,7 triệu USD.Chia ra: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 48 dự án, tổng vốn 4.919 tỷ đồng và 78,6 triệu USD; Ngành công nghiệp là 368 dự án, tổng vốn 72.626 tỷ đồng và 272 triệu USD; Ngành dịch vụ và các ngành khác là 88 dự án, tổng vốn 21.083 tỷ đồng và 4 triệu USD.
Các dự án đi vào hoạt động đã đem lại lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư, nâng cao giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đã góp phần xây dựng, quảng bá rộng rãi hình ảnh tỉnh Yên Bái ở trong và ngoài nước.
Phát triển các thành phần kinh tế, đối với kinh tế nhà nước, tỉnh Yên Bái đã tiến hành sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương của Đảng, Chính phủ về đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Từ 17 doanh nghiệp nhà nước năm 2012, đến hết năm 2017 đã hoàn thành cổ phần hóa 06 doanh nghiệp.Hiện nay đang tiến hành sắp xếp lại 06 công ty lâm nghiệp và lâm trường theophương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về kinh tế tư nhân số lượng doanh nghiệptăng nhanh và hoạt động khá hiệu quả,toàn tỉnh hiện có 2.300doanh nghiệp(gấp 1,61 lần năm 2015) và trên 22.000 hộ kinh doanh. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể vào kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nộp ngân sách bình quânhàng năm trên 45% thu cân đối ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 35.000 lao động,…
Về kinh tế tập thể, Hợp tác xã: Đến nay toàn tỉnh có 465 hợp tác xã (gấp 1,48 lần năm 2015) và 4.200 tổ hợp tác. Có thể nói, khu vực KTTT, HTX của tỉnh (1) Phát triển đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề;(2) Chất lượng hoạt động được nâng lên;(3) Các HTX đã chú trọng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;(4) Mô hình HTX kiểu mới được hình thành,... đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, cơ chế chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt thời gian qua như:
Thứ nhất: Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng: Thực hiện các TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; Rút ngắn thời gian thực hiện TTHC. Cụ thể đã rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp trong vòng 01 ngày làm việc;giảm thời gian thẩm định trình cấp quyết định Chủ trương đầu tưđầu tư từ 30-35% so với quy định của Luật Đầu tư,...
Thứ hai: Tham mưu cho tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư như: Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp ứng dụng cao giai đoạn 2017-2020; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020; Đề án củng cố, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2025,...
Thứ ba: Là thực hiện tốt công tác hỗ trợ DN, nhà đầu tư gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cấp sở ngành, địa phương (DDCI). Thực hiện thủ tục đầu tư nhanh chóng, thuận lợi thông qua cơ chế phối hợp trong giải quyết TTHC; Đẩy mạnh công tác đối thoại trực tiếp với doanh nghiệpvà chương trình "Cà phê doanh nhân - Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp",... để rà soát, tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư,…
Từ những kết quả đạt được, tỉnh Yên Bái đặt quyết tâm trong thời gian tới sẽ tạo bước đột phá mới trong công tác thu hút đầu tư, nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Để đạt được điều đó, tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư, gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển với các lĩnh vực trọng tâm, chủ lực của tỉnh.
1385 lượt xem
Ban Biên tập