CTTĐT - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã tập trung chỉ đạo hệ thống ngân hàng đảm bảo vốn tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giải ngân các dự án đã cam kết, cho vay các đối tượng chính sách - xã hội.
Chương trình tín dụng cho hộ nghèo đã giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo
Ước tính đến 28/02/2025 (so với 31/12/2024) dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt 21.750 tỷ đồng, tăng 12,79%, chiếm 43,5% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 800 tỷ đồng, tăng 14,12%, chiếm 1,6% tổng dư nợ.
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã tập trung giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch từ đầu năm cho vay 17 chương trình tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách xã hội... Dư nợ đến 31/01/2025 đạt 5.523 tỷ đồng, tăng 0,6% so với 31/12/2024, trong đó: Dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 1.328 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 789 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo là 669 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm đạt 956 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 781 đồng; cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường đạt 727 tỷ đồng...). Ước đến hết tháng 02/2025 đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 2% so với 31/12/2024. Kết quả trên đã giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo.
Để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã chủ động Phối hợp với sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND tỉnh nắm tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng thương mại, các Quỹ tín dụng nhân dân chủ động tự cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các huyện, thị xã, thành phố và các xã được Ban chỉ đạo địa phương lựa chọn xây dựng nông thôn mới. Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ước đạt 14.600 tỷ đồng, tăng 1,84%, chiếm 29,2% tổng dư nợ.
Theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã tập trung chỉ đạo hệ thống ngân hàng đảm bảo vốn tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giải ngân các dự án đã cam kết, cho vay các đối tượng chính sách - xã hội.
Ước tính đến 28/02/2025 (so với 31/12/2024) dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt 21.750 tỷ đồng, tăng 12,79%, chiếm 43,5% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 800 tỷ đồng, tăng 14,12%, chiếm 1,6% tổng dư nợ.
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã tập trung giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch từ đầu năm cho vay 17 chương trình tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách xã hội... Dư nợ đến 31/01/2025 đạt 5.523 tỷ đồng, tăng 0,6% so với 31/12/2024, trong đó: Dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 1.328 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 789 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo là 669 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm đạt 956 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 781 đồng; cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường đạt 727 tỷ đồng...). Ước đến hết tháng 02/2025 đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 2% so với 31/12/2024. Kết quả trên đã giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo.
Để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã chủ động Phối hợp với sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của UBND tỉnh nắm tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng thương mại, các Quỹ tín dụng nhân dân chủ động tự cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các huyện, thị xã, thành phố và các xã được Ban chỉ đạo địa phương lựa chọn xây dựng nông thôn mới. Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ước đạt 14.600 tỷ đồng, tăng 1,84%, chiếm 29,2% tổng dư nợ.
Theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.