Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ nhớ đó là tháng 12-1988, tại Phiên họp toàn thể của kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa VIII, lúc giải lao, đang đứng nói chuyện trao đổi với một vài đại biểu ở hành lang bên trái phòng họp thì đồng chí Vũ Kỳ đến bắt tay tôi và nói: "Tôi rất tán thành những ý kiến thẳng thắn của anh, có lý và thực tế. Tôi đã đọc mấy bài anh viết về thơ của Bác Hồ như Báo tiệp (Tin thắng trận), Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng), Học dịch kỳ (Học đánh cờ). Anh hiểu khá sâu về thơ Bác và có những phát hiện mới đấy!".
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị họp bàn và ra Nghị quyết về “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa” vào dịp Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh tư liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Rồi ông khoác tay tôi đi ra ngoài vườn cây trong khuôn viên của Hội trường Ba Đình, ông bước nhanh, tôi phải sải dài mới song hành được cùng. Tôi và ông trao đổi với nhau nhiều chuyện, ông nói say sưa, hào hứng. Nhân nói đến chuyện sắp sang năm mới, tôi hỏi ông về những tháng đầu năm Mậu Thân 1968 Bác Hồ làm đến 7 bài thơ cả chữ Việt lẫn chữ Hán, có phải Bác vui mừng trước những chiến thắng của quân và dân ta, và có phải... Ông trả lời: "Đây là câu chuyện dài, có thời gian tôi sẽ kể cho anh nghe. Bây giờ chỉ tóm lược như thế này. Đúng là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 Bác chỉ đạo và theo dõi rất sát. Bác rất vui với từng trận đánh thắng của quân và dân miền Nam từ Quảng Trị đến Nam Bộ. Mỗi trận thắng làm cho Bác khỏe thêm.
Từ giữa năm 1966, sau chuyến đi thăm Thái Bình trở về, sức khỏe của Bác bị giảm sút. Bác bị liệt nhẹ nửa người bên trái, đi lại phải chống gậy. Các bác sĩ tận tình chăm sóc, cứu chữa, kết hợp với việc rèn luyện phi thường của Bác, sức khỏe của Bác dần dần hồi phục, nhưng đó là dấu hiệu đầu tiên, báo hiệu sự thiếu ổn định trong cơ thể của Bác. Cũng từ năm đó, Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Nguyễn Lương Bằng thay mặt Trung ương Đảng theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho Bác và quyết định hằng năm bố trí thời gian Bác đi nghỉ và chữa bệnh ở nước ngoài để hồi phục sức khỏe".
Ngày 05-9-1967, sau Lễ kỷ niệm 22 năm Ngày Quốc khánh, như kế hoạch đã định, mọi công việc triển khai chu đáo, Bác yên tâm lên đường sang Bắc Kinh (Trung Quốc) nghỉ dưỡng. Cùng đi với Bác có đồng chí Lê Văn Lương, bác sĩ riêng Nhữ Thế Bảo. Bạn sắp xếp Bác nghỉ tại Ngọc Tuyền sơn - khu tĩnh dưỡng của các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi Bác đang nghỉ ở Trung Quốc, ngày 12-12-1967, Bác nhận được điện khẩn của Trung ương mời Bác về họp Bộ Chính trị để bàn ngày, giờ nổ súng Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân hai miền Nam - Bắc tuy còn nhiều khó khăn, nhưng thế và lực của ta đã lớn mạnh. Thế trận chiến tranh nhân dân phát triển sâu rộng, vững chắc cho phép đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lên đỉnh cao mới, chủ động tiến công địch trên bất cứ địa bàn nào, kể cả vào hang ổ của chúng.
Nắm chắc thời cơ, sau mùa khô, Bác và Bộ Chính trị đã giao cho Quân ủy Trung ương cử một nhóm tham mưu chiến lược vạch phương án. Tháng 1-1968, Hội nghị Trung ương 14, Khóa III thông qua phương hướng chỉ đạo và bắt đầu cuộc chuẩn bị bí mật đặt quy mô về mọi mặt từ hậu phương đến tiền tuyến
Nhận được điện của Trung ương, Bác về nước. Ngày 28-12, Bộ Chính trị họp từ sáng đến khuya, quyết định tiến hành tổng công kích và tổng nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân ở miền Nam; đập tan ý chí xâm lược của Mỹ; dốc toàn lực lượng đánh địch khắp mọi nơi, mọi địa bàn, tập trung vào thành phố, nhất là các thành phố lớn sào huyệt của địch, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta sang thời kỳ mới. Bác về nước chỉ một tuần mà ngày nào lịch làm việc cũng kín ba buổi. Ai cũng lo Bác mệt, đều nhắc đồng chí Nguyễn Lương Bằng xếp bớt công việc để Bác có thời gian nghỉ.
Sáng chủ nhật 31-12-1967, đồng chí Trần Lâm, Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và một số cán bộ đến Phủ Chủ tịch rất sớm chuẩn bị thu âm lời Bác chúc năm mới. 7 giờ 30 phút, Bác từ Nhà sàn lên Phủ Chủ tịch. Bác tươi cười chào hỏi. Mọi người rất vui, không ai biết Bác đi dưỡng bệnh từ nước ngoài mới về. Công việc chuẩn bị thu âm xong, Bác đọc Thư Chúc mừng năm mới. Giọng Bác ấm áp, dõng dạc, hào hùng:
"Đồng bào và chiến sĩ yêu quý,
Từ năm 1965, đế quốc Mỹ đưa hàng chục vạn quân trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, nhân dân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết đánh Mỹ, cứu nước, đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
Đến cuối năm 1967, quân và dân miền Nam anh hùng đã diệt, làm bị thương và làm tan rã hàng chục vạn quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu.
Quân và dân miền Bắc anh hùng đã bắn tan xác hơn 2.680 máy bay giặc Mỹ.
Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược càng bị động càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa.
Nhân dịp năm mới, tôi thay mặt đồng bào và chiến sĩ ta, gửi lời chúc mừng đến các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước bầu bạn và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
Tôi chúc kiều bào ta ở nước ngoài, năm mới cố gắng mới, tiến bộ mới!
Với đồng bào chiến sĩ cả nước ta, tôi chúc mừng năm mới như sau:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!"
Báo Nhân Dân số 5013, ra ngày 01- 01-1968 đăng toàn văn Thư chúc mừng năm mới của Bác, còn Đài Tiếng nói Việt Nam phát vào phút Giao thừa chuyển sang năm mới Mậu Thân.
Chiều 01- 01-1968, lúc 16 giờ 30 phút, Bác đáp máy bay trở lại Bắc Kinh. Thời gian ở đây, cứ ít ngày lại có các đồng chí lãnh đạo của Đảng sang trực tiếp báo cáo công việc và xin ý kiến Bác. Ngày 25-01-1968, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp nghỉ ở Hungary (bên hồ Balaton) về Bắc Kinh đến xin chỉ thị của Bác lần cuối về cuộc tổng tiến công (có một chi tiết đáng lưu ý: Các báo chí của Anh, Pháp, Mỹ... đều săn tin cập nhật, đăng trên đầu các trang báo ảnh, tin Cụ Hồ và Tướng Giáp đi dạo ở Bắc Kinh). Bác căn dặn Đại tướng: "Kế hoạch phải thật tỉ mỉ. Hợp đồng phải ăn khớp. Bí mật phải thật tuyệt đối. Hành động phải thật kiên quyết. Cán bộ phải thật gương mẫu” và Bác nhắc: “Tất cả các đơn vị ra trận phải được ăn Tết trước một ngày".
Đêm 29-01-1968 (Dương lịch), tức Giao thừa Tết Mậu Thân, Bác và đồng chí Vũ Kỳ ở Bắc Kinh. Hai Bác cháu ngồi nghe đài, chờ Giao thừa, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Bỗng từ trong đài phát ra liên tiếp những tiếng pháo nổ giòn... Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ vặn đài to hơn...
Tiếng Bác ngân vang, hào hùng, thôi thúc, truyền cảm đầy hùng khí như tiếng gọi của núi sông, như tiếng trống giục giã quân sĩ xông lên từ ngày xưa của ông cha.
Đồng chí Vũ Kỳ cho biết, khi đọc đến hai chữ: Tiến lên! Bác ngắt ra, giọng Bác vang xa, khẩn cấp và ngừng rồi mới chuyển sang Toàn thắng ắt về ta. Tiến lên! chính là hiệu lệnh, là khẩu lệnh, là mật khẩu của Bác (được giữ bí mật cho đến phút cuối này) cho toàn chiến trường miền Nam. Đó chính là giờ G của cuộc tiến công theo lệnh Bác, đồng loạt nổi dậy, xông lên.
Sau khẩu lệnh Tiến lên, toàn miền Nam đồng loạt nổi dậy, đồng loạt tiến công 37 trong tống số 44 tỉnh, 5 trong số 6 đô thị, 64 trong số 242 quận lỵ và hầu khắp các ấp chiến lược, các vùng nông thôn, vùng ven đô. Tại Sài Gòn, Quân Giải phóng tiến công vào tận các vị trí đầu não của địch như: Tòa đại sứ Mỹ, Dinh tổng thống, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất... Ở nông thôn, nhân dân hỗ trợ đắc lực lực lượng vũ trang nổi dậy phá tan hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền, giành quyền làm chủ.
Đài dứt, Bác nói khẽ với đồng chí Vũ Kỳ: “Giờ này miền Nam đang nổ súng tiến công..,”.
Trước thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ngày 04-02-1968, Bác điện gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam: “Trong mấy ngày đầu Xuân, quân và dân ta ở miền Nam đánh rất giỏi, rất đều, rất nhịp nhàng, đánh khắp nơi mà nơi nào cũng thắng to. Giặc Mỹ và tay sai bị một vố như trời giáng, hết sức hoang mang, lúng túng; ngụy quyền, ngụy quân đang tan rã từng mảng. Đồng bảo cả nước rất phấn khởi, tự hào; bầu bạn ta khắp năm châu rất vui mừng!
Tôi thân ái nhờ Chủ tịch và các vị chuyển đến toàn thể đồng bào miền Nam, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và các lực lượng yêu nước khác lời khen ngợi nồng nhiệt nhất.
Thắng lợi đầu Xuân của quân và dân miền Nam đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đến một tình thế mới rất có lợi! Không có gì cứu vãn nổi sự sụp đổ hoàn toàn của giặc Mỹ và tay sai!
Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. Quân địch như con thú dữ đến bước đường cùng càng giãy giụa điên cuồng, quân và dân ta càng phải tăng cường đoàn kết, kiên trì chiến đấu, đánh mạnh, đánh liên tục, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa!
Chúng ta có chính nghĩa, đồng bào, chiến sĩ cả nước ta một lòng, anh dũng và mưu trí, quyết chiến, quyết thắng, lại được cả phe xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ đồng tình và ủng hộ, chúng ta nhất định toàn thắng!”.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ về đường lối chiến lược: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân và thế trận lòng dân, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định cho toàn sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, đó là sự thống nhất về mục tiêu chiến lược nghi binh, giữ bí mật, tạo bất ngờ; nghệ thuật 3 mũi giáp công chính trị - quân sự - binh vận và 3 vùng chiến lược miền núi - nông thôn - thành thị, đã giáng đòn sấm sét làm choáng váng chính quyền và quân đội Mỹ-ngụy, làm thất bại chiến lược quân sự của chúng và thu hút sự quan tâm đặc biệt của quốc tế. Uy tín của Mỹ chưa bao giờ xuống thấp đến thế, buộc đế quốc xâm lược Mỹ phải chấp nhận xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc, chấp nhận ngồi vào đàm phán ở Hội nghị Paris.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thân 1968 là một kỳ tích của chiến tranh nhân dân đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta đã đi vào lịch sử mãi mãi là điểm sáng, để lại những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, vận dụng, phát huy vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ nhớ đó là tháng 12-1988, tại Phiên họp toàn thể của kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa VIII, lúc giải lao, đang đứng nói chuyện trao đổi với một vài đại biểu ở hành lang bên trái phòng họp thì đồng chí Vũ Kỳ đến bắt tay tôi và nói: "Tôi rất tán thành những ý kiến thẳng thắn của anh, có lý và thực tế. Tôi đã đọc mấy bài anh viết về thơ của Bác Hồ như Báo tiệp (Tin thắng trận), Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng), Học dịch kỳ (Học đánh cờ). Anh hiểu khá sâu về thơ Bác và có những phát hiện mới đấy!".Rồi ông khoác tay tôi đi ra ngoài vườn cây trong khuôn viên của Hội trường Ba Đình, ông bước nhanh, tôi phải sải dài mới song hành được cùng. Tôi và ông trao đổi với nhau nhiều chuyện, ông nói say sưa, hào hứng. Nhân nói đến chuyện sắp sang năm mới, tôi hỏi ông về những tháng đầu năm Mậu Thân 1968 Bác Hồ làm đến 7 bài thơ cả chữ Việt lẫn chữ Hán, có phải Bác vui mừng trước những chiến thắng của quân và dân ta, và có phải... Ông trả lời: "Đây là câu chuyện dài, có thời gian tôi sẽ kể cho anh nghe. Bây giờ chỉ tóm lược như thế này. Đúng là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 Bác chỉ đạo và theo dõi rất sát. Bác rất vui với từng trận đánh thắng của quân và dân miền Nam từ Quảng Trị đến Nam Bộ. Mỗi trận thắng làm cho Bác khỏe thêm.
Từ giữa năm 1966, sau chuyến đi thăm Thái Bình trở về, sức khỏe của Bác bị giảm sút. Bác bị liệt nhẹ nửa người bên trái, đi lại phải chống gậy. Các bác sĩ tận tình chăm sóc, cứu chữa, kết hợp với việc rèn luyện phi thường của Bác, sức khỏe của Bác dần dần hồi phục, nhưng đó là dấu hiệu đầu tiên, báo hiệu sự thiếu ổn định trong cơ thể của Bác. Cũng từ năm đó, Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Nguyễn Lương Bằng thay mặt Trung ương Đảng theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho Bác và quyết định hằng năm bố trí thời gian Bác đi nghỉ và chữa bệnh ở nước ngoài để hồi phục sức khỏe".
Ngày 05-9-1967, sau Lễ kỷ niệm 22 năm Ngày Quốc khánh, như kế hoạch đã định, mọi công việc triển khai chu đáo, Bác yên tâm lên đường sang Bắc Kinh (Trung Quốc) nghỉ dưỡng. Cùng đi với Bác có đồng chí Lê Văn Lương, bác sĩ riêng Nhữ Thế Bảo. Bạn sắp xếp Bác nghỉ tại Ngọc Tuyền sơn - khu tĩnh dưỡng của các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi Bác đang nghỉ ở Trung Quốc, ngày 12-12-1967, Bác nhận được điện khẩn của Trung ương mời Bác về họp Bộ Chính trị để bàn ngày, giờ nổ súng Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân hai miền Nam - Bắc tuy còn nhiều khó khăn, nhưng thế và lực của ta đã lớn mạnh. Thế trận chiến tranh nhân dân phát triển sâu rộng, vững chắc cho phép đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lên đỉnh cao mới, chủ động tiến công địch trên bất cứ địa bàn nào, kể cả vào hang ổ của chúng.
Nắm chắc thời cơ, sau mùa khô, Bác và Bộ Chính trị đã giao cho Quân ủy Trung ương cử một nhóm tham mưu chiến lược vạch phương án. Tháng 1-1968, Hội nghị Trung ương 14, Khóa III thông qua phương hướng chỉ đạo và bắt đầu cuộc chuẩn bị bí mật đặt quy mô về mọi mặt từ hậu phương đến tiền tuyến
Nhận được điện của Trung ương, Bác về nước. Ngày 28-12, Bộ Chính trị họp từ sáng đến khuya, quyết định tiến hành tổng công kích và tổng nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân ở miền Nam; đập tan ý chí xâm lược của Mỹ; dốc toàn lực lượng đánh địch khắp mọi nơi, mọi địa bàn, tập trung vào thành phố, nhất là các thành phố lớn sào huyệt của địch, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta sang thời kỳ mới. Bác về nước chỉ một tuần mà ngày nào lịch làm việc cũng kín ba buổi. Ai cũng lo Bác mệt, đều nhắc đồng chí Nguyễn Lương Bằng xếp bớt công việc để Bác có thời gian nghỉ.
Sáng chủ nhật 31-12-1967, đồng chí Trần Lâm, Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và một số cán bộ đến Phủ Chủ tịch rất sớm chuẩn bị thu âm lời Bác chúc năm mới. 7 giờ 30 phút, Bác từ Nhà sàn lên Phủ Chủ tịch. Bác tươi cười chào hỏi. Mọi người rất vui, không ai biết Bác đi dưỡng bệnh từ nước ngoài mới về. Công việc chuẩn bị thu âm xong, Bác đọc Thư Chúc mừng năm mới. Giọng Bác ấm áp, dõng dạc, hào hùng:
"Đồng bào và chiến sĩ yêu quý,
Từ năm 1965, đế quốc Mỹ đưa hàng chục vạn quân trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, nhân dân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết đánh Mỹ, cứu nước, đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
Đến cuối năm 1967, quân và dân miền Nam anh hùng đã diệt, làm bị thương và làm tan rã hàng chục vạn quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu.
Quân và dân miền Bắc anh hùng đã bắn tan xác hơn 2.680 máy bay giặc Mỹ.
Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược càng bị động càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa.
Nhân dịp năm mới, tôi thay mặt đồng bào và chiến sĩ ta, gửi lời chúc mừng đến các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước bầu bạn và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
Tôi chúc kiều bào ta ở nước ngoài, năm mới cố gắng mới, tiến bộ mới!
Với đồng bào chiến sĩ cả nước ta, tôi chúc mừng năm mới như sau:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!"
Báo Nhân Dân số 5013, ra ngày 01- 01-1968 đăng toàn văn Thư chúc mừng năm mới của Bác, còn Đài Tiếng nói Việt Nam phát vào phút Giao thừa chuyển sang năm mới Mậu Thân.
Chiều 01- 01-1968, lúc 16 giờ 30 phút, Bác đáp máy bay trở lại Bắc Kinh. Thời gian ở đây, cứ ít ngày lại có các đồng chí lãnh đạo của Đảng sang trực tiếp báo cáo công việc và xin ý kiến Bác. Ngày 25-01-1968, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp nghỉ ở Hungary (bên hồ Balaton) về Bắc Kinh đến xin chỉ thị của Bác lần cuối về cuộc tổng tiến công (có một chi tiết đáng lưu ý: Các báo chí của Anh, Pháp, Mỹ... đều săn tin cập nhật, đăng trên đầu các trang báo ảnh, tin Cụ Hồ và Tướng Giáp đi dạo ở Bắc Kinh). Bác căn dặn Đại tướng: "Kế hoạch phải thật tỉ mỉ. Hợp đồng phải ăn khớp. Bí mật phải thật tuyệt đối. Hành động phải thật kiên quyết. Cán bộ phải thật gương mẫu” và Bác nhắc: “Tất cả các đơn vị ra trận phải được ăn Tết trước một ngày".
Đêm 29-01-1968 (Dương lịch), tức Giao thừa Tết Mậu Thân, Bác và đồng chí Vũ Kỳ ở Bắc Kinh. Hai Bác cháu ngồi nghe đài, chờ Giao thừa, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Bỗng từ trong đài phát ra liên tiếp những tiếng pháo nổ giòn... Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ vặn đài to hơn...
Tiếng Bác ngân vang, hào hùng, thôi thúc, truyền cảm đầy hùng khí như tiếng gọi của núi sông, như tiếng trống giục giã quân sĩ xông lên từ ngày xưa của ông cha.
Đồng chí Vũ Kỳ cho biết, khi đọc đến hai chữ: Tiến lên! Bác ngắt ra, giọng Bác vang xa, khẩn cấp và ngừng rồi mới chuyển sang Toàn thắng ắt về ta. Tiến lên! chính là hiệu lệnh, là khẩu lệnh, là mật khẩu của Bác (được giữ bí mật cho đến phút cuối này) cho toàn chiến trường miền Nam. Đó chính là giờ G của cuộc tiến công theo lệnh Bác, đồng loạt nổi dậy, xông lên.
Sau khẩu lệnh Tiến lên, toàn miền Nam đồng loạt nổi dậy, đồng loạt tiến công 37 trong tống số 44 tỉnh, 5 trong số 6 đô thị, 64 trong số 242 quận lỵ và hầu khắp các ấp chiến lược, các vùng nông thôn, vùng ven đô. Tại Sài Gòn, Quân Giải phóng tiến công vào tận các vị trí đầu não của địch như: Tòa đại sứ Mỹ, Dinh tổng thống, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất... Ở nông thôn, nhân dân hỗ trợ đắc lực lực lượng vũ trang nổi dậy phá tan hệ thống kìm kẹp của ngụy quyền, giành quyền làm chủ.
Đài dứt, Bác nói khẽ với đồng chí Vũ Kỳ: “Giờ này miền Nam đang nổ súng tiến công..,”.
Trước thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ngày 04-02-1968, Bác điện gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam: “Trong mấy ngày đầu Xuân, quân và dân ta ở miền Nam đánh rất giỏi, rất đều, rất nhịp nhàng, đánh khắp nơi mà nơi nào cũng thắng to. Giặc Mỹ và tay sai bị một vố như trời giáng, hết sức hoang mang, lúng túng; ngụy quyền, ngụy quân đang tan rã từng mảng. Đồng bảo cả nước rất phấn khởi, tự hào; bầu bạn ta khắp năm châu rất vui mừng!
Tôi thân ái nhờ Chủ tịch và các vị chuyển đến toàn thể đồng bào miền Nam, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và các lực lượng yêu nước khác lời khen ngợi nồng nhiệt nhất.
Thắng lợi đầu Xuân của quân và dân miền Nam đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đến một tình thế mới rất có lợi! Không có gì cứu vãn nổi sự sụp đổ hoàn toàn của giặc Mỹ và tay sai!
Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. Quân địch như con thú dữ đến bước đường cùng càng giãy giụa điên cuồng, quân và dân ta càng phải tăng cường đoàn kết, kiên trì chiến đấu, đánh mạnh, đánh liên tục, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa!
Chúng ta có chính nghĩa, đồng bào, chiến sĩ cả nước ta một lòng, anh dũng và mưu trí, quyết chiến, quyết thắng, lại được cả phe xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ đồng tình và ủng hộ, chúng ta nhất định toàn thắng!”.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ về đường lối chiến lược: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân và thế trận lòng dân, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định cho toàn sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, đó là sự thống nhất về mục tiêu chiến lược nghi binh, giữ bí mật, tạo bất ngờ; nghệ thuật 3 mũi giáp công chính trị - quân sự - binh vận và 3 vùng chiến lược miền núi - nông thôn - thành thị, đã giáng đòn sấm sét làm choáng váng chính quyền và quân đội Mỹ-ngụy, làm thất bại chiến lược quân sự của chúng và thu hút sự quan tâm đặc biệt của quốc tế. Uy tín của Mỹ chưa bao giờ xuống thấp đến thế, buộc đế quốc xâm lược Mỹ phải chấp nhận xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc, chấp nhận ngồi vào đàm phán ở Hội nghị Paris.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mâu Thân 1968 là một kỳ tích của chiến tranh nhân dân đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta đã đi vào lịch sử mãi mãi là điểm sáng, để lại những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, vận dụng, phát huy vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.