CTTĐT - Thật tình cờ khi đến thăm gia đình cụ bà Lý Thị Khai, thôn Đồng Máy, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, chợt bắt gặp bức ảnh trong đó có Bác Hồ được lồng trong khung kính treo ở vị trí trang trọng nhất nhà. Tìm hiểu về bức ảnh, cụ bà Lý Thị Khai cho biết, đó là kỷ vật vô giá, niềm tự hào của gia đình, ghi lại kỷ niệm sâu sắc trong một dịp được gặp Bác Hồ của chồng bà, cụ ông Triệu Văn Đình.
Bức ảnh tư liệu quý, ghi lại kỷ niệm sâu sắc của gia đình cụ Triệu Văn Đình, dân tộc Dao, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên trong một dịp được gặp Bác Hồ
86 tuổi, mắt đã mờ, chân đã chậm, giọng nói đã yếu, nhưng khi nhắc đến ký ức của người chồng với niềm vinh dự tự hào được gặp Bác Hồ, cụ bà lại rất tinh tường, minh mẫn. Bồi hồi lần lại ký ức cụ Khai kể:
"Năm 1956, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp nông lâm Việt Bắc, anh Triệu Văn Đình trở về xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, phụ trách công tác thanh niên. Thực hiện phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, anh hăng hái, nòng cốt trong việc vận động đồng bào người Dao ở Đồng Máy, Đồng Phú “hạ sơn” xây dựng hợp tác xã. Xã Hưng Khánh hồi đó rất rộng, gồm cả xã Lương Thịnh, thôn Đồng Máy xã Việt Cường ngày nay. Năm 1961, anh được giao nhiệm vụ làm kế toán trưởng hợp tác xã nông nghiệp Đồng Máy. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác đoàn thể. Năm 1962, Triệu Văn Đình vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Nhân dịp kỷ niệm 18 năm Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương mời đại biểu các tỉnh tới dự lễ mít tinh tại Thủ đô Hà Nội. Năm đó, xã Hưng Khánh được Bác tặng Bằng khen về thành tích là xã có phong trào bảo vệ trị an khá nhất các tỉnh miền núi. Cùng thành tích chung đó, thật vinh dự, Triệu Văn Đình, người con ưu tú của quê hương được chọn là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Yên Bái về Hà Nội dự mít tinh.
Chiều ngày 1/9/1963, đoàn đại biểu các tỉnh miền núi trong đó có tỉnh Yên Bái được vào thăm Phủ Chủ tịch. Bác Hồ và đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ân cần gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu. Quây quần bên Bác, chợt Bác quay sang hỏi Triệu Văn Đình:
- Cháu là người dân tộc nào, hiện đang làm việc gì ?
Quá bất ngờ trước sự quan tâm của Bác, anh thưa:
- Thưa Bác, cháu là người dân tộc Dao, tỉnh Yên Bái. Hiện cháu đang làm kế toán hợp tác xã nông nghiệp ạ.
Bác cười hiền hậu như một người cha và ân cần căn dặn:
- Làm kế toán là phải thận trọng, phân minh, ghi chép sổ sách tỉ mỉ, kỹ càng và đặc biệt không được lợi dụng tham ô, tư túi cá nhân.
Xúc động trước lời căn dặn, chỉ bảo cụ thể của Bác, Triệu Văn Đình chỉ biết đáp bằng câu “Vâng ạ”.
Đoàn đại biểu vinh dự được chụp ảnh lưu niệm cùng Bác tại sảnh Phủ Chủ tịch. Triệu Văn Đình đứng ở hàng cuối, phía ngoài cùng, bên phải. Sau đó, mỗi đại biểu được gửi tặng một tấm ảnh chụp chung với Bác làm kỷ niệm.
Khắc ghi lời dạy khi vinh dự được gặp Người, trong suốt cuộc đời của mình, Triệu Văn Đình luôn luôn cố gắng, hoàn thành nhiệm vụ được giao với các cương vị như: Chủ tịch UBHC xã Việt Cường; Phó phòng Nông nghiệp kiêm Trưởng ban định canh, định cư huyện Trấn Yên. Ngoài ra ông còn tham gia hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái.
Khi được hưu trí, trở về quê hương, trong gia đình, trong cộng đồng dân cư ông luôn luôn gương mẫu, được mọi người tín nhiệm, quý trọng, xứng đáng là “cây cao, bóng cả” trong làng, ngoài xã.
Năm 2005, cụ Triệu Văn Đình mất. Trước giờ lâm chung, cụ vẫn không quên dặn dò con cháu phải giữ gìn kỷ vật vô giá của gia đình là bức ảnh chụp chung với Bác...”
Đã hơn 50 năm trôi qua, song kỷ niệm về một lần gặp Bác cùng những lời dạy ân cần nhưng nghiêm khắc của Người không chỉ được cụ Lý Thị Khai, các thành viên trong gia đình ghi nhớ, tự hào mà còn khắc sâu trong cả dòng họ Triệu. Các con, cháu của cụ luôn trân trọng kỷ vật, kỷ niệm đó, gìn giữ như báu vật; coi đó là nguồn động viên lớn lao cùng nhau phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Gia đình cụ luôn là tấm gương trong dòng họ ở địa phương.
Con trai cụ hiện là sĩ quan cao cấp phục vụ trong quân đội.Thấm thía lời cha dặn, anh tự răn mình luôn luôn phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng về kiến thức văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức ngay từ khi là thiếu sinh quân đến khi vào học tại trường Sỹ quan lục quân, Sỹ quan chính trị...và trải qua công tác tại nhiều đơn vị quân đội. Tấm ảnh và kỷ niệm của người cha được anh lưu giữ, ghi chép cẩn thận. Anh luôn mang theo bên mình như một lời nhắc nhở bản thân phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy xứng đáng với truyền thống gia đình, truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.
Người Dao quê hương cụ xưa kia nghèo đói, âm thầm sống nay đây, mai đó. Nay nghe theo Bác Hồ và Đảng chỉ lối, người Dao cùng người Kinh, Tày chung tay xây dựng xây thêm nhiều bản mới. Hưởng ứng phong trào “Đồi quế biết ơn Bác Hồ”, người Dao đã trồng nhiều rừng quế xanh tốt, thơm hương góp phần phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương ngày thêm mạnh giàu.
Kỷ niệm về một lần gặp Bác thông qua câu chuyện và bức ảnh của gia đình cụ Triệu Văn Đình không chỉ là niềm tự hào của gia đình, dòng họ, quê hương mà còn là minh chứng sinh động về tình cảm trong trái tim của Bác Hồ dành cho nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái cùng sự trân trọng, khắc ghi lời dạy của Người của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái với Bác Hồ kính yêu./.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thật tình cờ khi đến thăm gia đình cụ bà Lý Thị Khai, thôn Đồng Máy, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, chợt bắt gặp bức ảnh trong đó có Bác Hồ được lồng trong khung kính treo ở vị trí trang trọng nhất nhà. Tìm hiểu về bức ảnh, cụ bà Lý Thị Khai cho biết, đó là kỷ vật vô giá, niềm tự hào của gia đình, ghi lại kỷ niệm sâu sắc trong một dịp được gặp Bác Hồ của chồng bà, cụ ông Triệu Văn Đình. 86 tuổi, mắt đã mờ, chân đã chậm, giọng nói đã yếu, nhưng khi nhắc đến ký ức của người chồng với niềm vinh dự tự hào được gặp Bác Hồ, cụ bà lại rất tinh tường, minh mẫn. Bồi hồi lần lại ký ức cụ Khai kể:
"Năm 1956, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp nông lâm Việt Bắc, anh Triệu Văn Đình trở về xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, phụ trách công tác thanh niên. Thực hiện phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, anh hăng hái, nòng cốt trong việc vận động đồng bào người Dao ở Đồng Máy, Đồng Phú “hạ sơn” xây dựng hợp tác xã. Xã Hưng Khánh hồi đó rất rộng, gồm cả xã Lương Thịnh, thôn Đồng Máy xã Việt Cường ngày nay. Năm 1961, anh được giao nhiệm vụ làm kế toán trưởng hợp tác xã nông nghiệp Đồng Máy. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác đoàn thể. Năm 1962, Triệu Văn Đình vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Nhân dịp kỷ niệm 18 năm Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương mời đại biểu các tỉnh tới dự lễ mít tinh tại Thủ đô Hà Nội. Năm đó, xã Hưng Khánh được Bác tặng Bằng khen về thành tích là xã có phong trào bảo vệ trị an khá nhất các tỉnh miền núi. Cùng thành tích chung đó, thật vinh dự, Triệu Văn Đình, người con ưu tú của quê hương được chọn là một trong những đại biểu tiêu biểu của tỉnh Yên Bái về Hà Nội dự mít tinh.
Chiều ngày 1/9/1963, đoàn đại biểu các tỉnh miền núi trong đó có tỉnh Yên Bái được vào thăm Phủ Chủ tịch. Bác Hồ và đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ân cần gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu. Quây quần bên Bác, chợt Bác quay sang hỏi Triệu Văn Đình:
- Cháu là người dân tộc nào, hiện đang làm việc gì ?
Quá bất ngờ trước sự quan tâm của Bác, anh thưa:
- Thưa Bác, cháu là người dân tộc Dao, tỉnh Yên Bái. Hiện cháu đang làm kế toán hợp tác xã nông nghiệp ạ.
Bác cười hiền hậu như một người cha và ân cần căn dặn:
- Làm kế toán là phải thận trọng, phân minh, ghi chép sổ sách tỉ mỉ, kỹ càng và đặc biệt không được lợi dụng tham ô, tư túi cá nhân.
Xúc động trước lời căn dặn, chỉ bảo cụ thể của Bác, Triệu Văn Đình chỉ biết đáp bằng câu “Vâng ạ”.
Đoàn đại biểu vinh dự được chụp ảnh lưu niệm cùng Bác tại sảnh Phủ Chủ tịch. Triệu Văn Đình đứng ở hàng cuối, phía ngoài cùng, bên phải. Sau đó, mỗi đại biểu được gửi tặng một tấm ảnh chụp chung với Bác làm kỷ niệm.
Khắc ghi lời dạy khi vinh dự được gặp Người, trong suốt cuộc đời của mình, Triệu Văn Đình luôn luôn cố gắng, hoàn thành nhiệm vụ được giao với các cương vị như: Chủ tịch UBHC xã Việt Cường; Phó phòng Nông nghiệp kiêm Trưởng ban định canh, định cư huyện Trấn Yên. Ngoài ra ông còn tham gia hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái.
Khi được hưu trí, trở về quê hương, trong gia đình, trong cộng đồng dân cư ông luôn luôn gương mẫu, được mọi người tín nhiệm, quý trọng, xứng đáng là “cây cao, bóng cả” trong làng, ngoài xã.
Năm 2005, cụ Triệu Văn Đình mất. Trước giờ lâm chung, cụ vẫn không quên dặn dò con cháu phải giữ gìn kỷ vật vô giá của gia đình là bức ảnh chụp chung với Bác...”
Đã hơn 50 năm trôi qua, song kỷ niệm về một lần gặp Bác cùng những lời dạy ân cần nhưng nghiêm khắc của Người không chỉ được cụ Lý Thị Khai, các thành viên trong gia đình ghi nhớ, tự hào mà còn khắc sâu trong cả dòng họ Triệu. Các con, cháu của cụ luôn trân trọng kỷ vật, kỷ niệm đó, gìn giữ như báu vật; coi đó là nguồn động viên lớn lao cùng nhau phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Gia đình cụ luôn là tấm gương trong dòng họ ở địa phương.
Con trai cụ hiện là sĩ quan cao cấp phục vụ trong quân đội.Thấm thía lời cha dặn, anh tự răn mình luôn luôn phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng về kiến thức văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức ngay từ khi là thiếu sinh quân đến khi vào học tại trường Sỹ quan lục quân, Sỹ quan chính trị...và trải qua công tác tại nhiều đơn vị quân đội. Tấm ảnh và kỷ niệm của người cha được anh lưu giữ, ghi chép cẩn thận. Anh luôn mang theo bên mình như một lời nhắc nhở bản thân phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy xứng đáng với truyền thống gia đình, truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.
Người Dao quê hương cụ xưa kia nghèo đói, âm thầm sống nay đây, mai đó. Nay nghe theo Bác Hồ và Đảng chỉ lối, người Dao cùng người Kinh, Tày chung tay xây dựng xây thêm nhiều bản mới. Hưởng ứng phong trào “Đồi quế biết ơn Bác Hồ”, người Dao đã trồng nhiều rừng quế xanh tốt, thơm hương góp phần phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương ngày thêm mạnh giàu.
Kỷ niệm về một lần gặp Bác thông qua câu chuyện và bức ảnh của gia đình cụ Triệu Văn Đình không chỉ là niềm tự hào của gia đình, dòng họ, quê hương mà còn là minh chứng sinh động về tình cảm trong trái tim của Bác Hồ dành cho nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái cùng sự trân trọng, khắc ghi lời dạy của Người của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái với Bác Hồ kính yêu./.