CTTĐT - Những vụ buôn bán người được phát giác gần đây cho thấy, hầu hết đều có sự câu kết giữa các đối tượng trong nước và những đối tượng bên kia biên giới, điều đó đã khiến cho công tác phòng chống và giải cứu của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Nạn nhân của vụ buôn bán người được giải cứu trở về địa phương.
Các đối tượng thường lợi dụng trình độ của bà con vùng cao còn nhiều hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn, rồi sử dụng chiêu thức, thủ đoạn là làm quen, kết bạn qua mạng xã hội, hay trực tiếp đến nơi để tiếp cận nạn nhân, tạo sự tin tưởng; hứa hẹn đưa sang bên Trung Quốc lấy chồng sẽ có cuộc sống khấm khá hơn so với ở nhà làm nương…Sau đó chúng thiết lập đường buôn người.
Bóc lột tình dục, cưỡng bức kết hôn
Theo Bộ LĐ-TB-XH, từ năm 2010 đến nay có tới 68% nạn nhân bị buôn bán là người chưa lập gia đình. Nạn nhân đều thuộc hộ nghèo, kinh tế khó khăn chiếm 84% và 71% nạn nhân là người làm ruộng hoặc không nghề nghiệp. Đa phần nạn nhân không biết chữ hoặc chỉ học xong tiểu học. Phó cục trưởng Cục Tệ nạn (Bộ LĐ-TB-XH) Lê Đức Hiền cho biết đa phần các trường hợp buôn bán người đều nhằm mục đích cưỡng ép kết hôn và bóc lột tình dục (chiếm 80% nạn nhân) và có tới 60% nạn nhân được giải cứu hoặc trao trả song phương, chỉ có 40% là tự tìm được cách trở về.
|
Vàng Thị P. (17 tuổi) - nạn nhân trong vụ buôn bán người được Công an biên phòng Trung Quốc (TQ) trao trả cho Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai ngày 4.5. P. ở thôn Khấu Dê, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu bị một người bạn cùng thôn thôn là Vàng Thị Vờ rủ P. đi TP.Lào Cai chơi vì “ở phố đông vui, quen biết nhiều người lại dễ kiếm việc làm”. P. rất háo hức và quyết định “đi chơi một chuyến”. “Chúng em bắt ô tô xuống bến xe TP.Lào Cai thì có mấy người bạn của Vờ đến đón và tiếp tục chở đi bằng xe máy”, P. nhớ lại và kể tiếp: “Cho đến khi em bị bán vào một gia đình người Mông bên Trung Quốc, em mới biết mình đã bị lừa. “Chồng” em 23 tuổi, sống cùng bố mẹ, chỉ nói được một ít tiếng Mông. Sợ em bỏ trốn nên trước khi đi làm họ nhốt em trong nhà cả ngày”.
P cho biết: sống trong gia đình người Trung Quốc bất đồng ngôn ngữ, P. rất nhớ gia đình, nhớ các em. “Gần 1 tháng bị nhốt trong nhà, họ nghĩ là em đã quen nên không nhốt nữa. Nhân lúc nhà chồng đi làm xa, em bỏ trốn. Lúc ấy em chỉ nghĩ thà chết thì thôi chứ không ở lại nữa. Em may mắn vào được đồn công an Trung quốc rồi được đưa về Việt Nam, còn bạn đi cùng em giờ ở đâu cũng không rõ nữa”.
Ông Giàng A Sái, Trưởng công an xã Xà Hồ. huyện Trạm Tấu, xác nhận, P. nằm trong số những người “biệt tích lâu ngày” khỏi địa phương. Ngày 18.10.2017, Công an xã Xà Hồ nhận được trình báo của gia đình P. và Vàng Thị Vờ đi làm thuê nhưng không rõ địa chỉ, đã lâu không trở về nhà, mất liên lạc với gia đình. Chính quyền địa phương tìm mọi cách xác minh nhưng nhiều tháng trôi qua cũng không có tin tức gì. Khoảng 7 - 8 tháng sau, phía gia đình có trình báo lại, con em có gọi về nhà, nhưng nói được vài câu rồi tắt máy, khi gọi lại chỉ nghe tiếng Trung Quốc. Ông Giàng A Sái bày tỏ, khả năng những người này bị bán sang Trung Quốc được tính đến nhưng không cách nào xác minh. “Ngay ở Xà Hồ bây giờ đang có 8 phụ nữ “biệt tích” khỏi địa bàn, mất liên lạc với gia đình từ nhiều tháng qua, tất cả đều là những em gái chưa lập gia đình”, ông Sái nói.
Theo ông Mù A Đế, Chủ tịch UBND xã Xà Hồ (H.Trạm Tấu), những nạn nhân như P. và Vàng Thị Vờ (hiện đang biệt tích - PV) hay trường hợp Giàng Thị Th. được giải cứu trở về cách đây 2 năm cũng đều thuộc hộ đặc biệt khó khăn, bị các đối tượng buôn bán phụ nữ lợi dụng dụ dỗ, lôi kéo bằng việc làm.
Ở xã vùng cao Xà Hồ với hơn 1.000 nóc nhà thì một nửa là hộ nghèo, đặc biệt khó khăn, nhiều hộ vẫn trong diện cấp gạo cứu đói mùa giáp hạt. Người dân chủ yếu trồng lúa và ngô, lúc nông nhàn thì đi tìm việc ở nơi khác, địa bàn rộng, các thôn bản ở xã cũng rất khó để quản lý. “Năm nào xã cũng có tuyên truyền về tội phạm buôn bán phụ nữ qua lôi kéo bằng việc làm để bà con cảnh giác nhưng các gia đình khi có người thân đi làm lâu ngày không về nhà, mất liên lạc hoàn toàn thì mới báo ra đến xã”, ông Đế nói.
Nhiều trường hợp nạn nhân bị bán sang Trung Quốc có gia cảnh rất khó khăn. Những người phụ nữ này chủ yếu là đi tìm việc làm bên các trang trại chồng chuối của Trugn Quốc rồi ở lại luôn. Nhiều trường hợp vợ trốn chồng đi làm thuê bên Trung Quốc rồi không về nữa, chị em đi trước rủ người đi sau, đều rơi vào những phụ nữ vùng cao biên giới.
Qua xác minh thông tin cho thấy nhiều nạn nhân được hỗ trợ qua mô hình Nhà nhân ái, nạn nhân được giải cứu trở về chủ yếu bị bóc lột tình dục hoặc gả bán làm vợ cho người Trung Quốc. Nạn nhân nhiều nhất là nhóm thiếu việc làm, có trường hợp bị tái buôn bán, khi được đưa về thì hoàn cảnh gia đình khó khăn lại có nhu cầu việc làm lại tìm cách đi Trung Quốc làm tiếp thì bị bán lại. Thậm chí có những người phụ nữ có chồng con đề huề vẫn bỏ đi Trung Quốc tìm việc làm có nhóm bị dụ dỗ làm vợ, sinh con cho người Trung Quốc. “Các đối tượng buôn bán phụ nữ hướng vào các cháu vừa học xong THPT đang có nhu cầu tìm việc làm, lừa đi Trung Quốc làm việc lương cao rồi tìm cách để bán”.
Trước thực trạng trên, Công an tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã tăng cường bám nắm địa bàn, sàng lọc các đối tượng nghi vấn, cương quyết ngăn chặn, triệt phá các đường dây, bắt giữ những đối tượng, vụ việc liên quan đến mua bán người trên địa bàn.
Thống kê trong 2 năm qua, riêng Công an huyện Mù Cang Chải đã bắt và khởi tố 9 vụ, 19 đối tượng, trong đó có 5 vụ, 10 đối tượng phạm tội mua bán trẻ em.
Tuy nhiên, cùng với sự quyết liệt của lực lượng công an, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân trước những chiêu thức của các đối tượng xấu để bảo vệ gia đình và bảo vệ chính mình. Song song với đó là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng cao để không có kẽ hở cho những kẻ buôn người lợi dụng. Từ đó, dần đẩy lùi loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội của người dân vùng cao./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những vụ buôn bán người được phát giác gần đây cho thấy, hầu hết đều có sự câu kết giữa các đối tượng trong nước và những đối tượng bên kia biên giới, điều đó đã khiến cho công tác phòng chống và giải cứu của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.Các đối tượng thường lợi dụng trình độ của bà con vùng cao còn nhiều hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn, rồi sử dụng chiêu thức, thủ đoạn là làm quen, kết bạn qua mạng xã hội, hay trực tiếp đến nơi để tiếp cận nạn nhân, tạo sự tin tưởng; hứa hẹn đưa sang bên Trung Quốc lấy chồng sẽ có cuộc sống khấm khá hơn so với ở nhà làm nương…Sau đó chúng thiết lập đường buôn người.
Bóc lột tình dục, cưỡng bức kết hôn
Theo Bộ LĐ-TB-XH, từ năm 2010 đến nay có tới 68% nạn nhân bị buôn bán là người chưa lập gia đình. Nạn nhân đều thuộc hộ nghèo, kinh tế khó khăn chiếm 84% và 71% nạn nhân là người làm ruộng hoặc không nghề nghiệp. Đa phần nạn nhân không biết chữ hoặc chỉ học xong tiểu học. Phó cục trưởng Cục Tệ nạn (Bộ LĐ-TB-XH) Lê Đức Hiền cho biết đa phần các trường hợp buôn bán người đều nhằm mục đích cưỡng ép kết hôn và bóc lột tình dục (chiếm 80% nạn nhân) và có tới 60% nạn nhân được giải cứu hoặc trao trả song phương, chỉ có 40% là tự tìm được cách trở về.
Vàng Thị P. (17 tuổi) - nạn nhân trong vụ buôn bán người được Công an biên phòng Trung Quốc (TQ) trao trả cho Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai ngày 4.5. P. ở thôn Khấu Dê, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu bị một người bạn cùng thôn thôn là Vàng Thị Vờ rủ P. đi TP.Lào Cai chơi vì “ở phố đông vui, quen biết nhiều người lại dễ kiếm việc làm”. P. rất háo hức và quyết định “đi chơi một chuyến”. “Chúng em bắt ô tô xuống bến xe TP.Lào Cai thì có mấy người bạn của Vờ đến đón và tiếp tục chở đi bằng xe máy”, P. nhớ lại và kể tiếp: “Cho đến khi em bị bán vào một gia đình người Mông bên Trung Quốc, em mới biết mình đã bị lừa. “Chồng” em 23 tuổi, sống cùng bố mẹ, chỉ nói được một ít tiếng Mông. Sợ em bỏ trốn nên trước khi đi làm họ nhốt em trong nhà cả ngày”.
P cho biết: sống trong gia đình người Trung Quốc bất đồng ngôn ngữ, P. rất nhớ gia đình, nhớ các em. “Gần 1 tháng bị nhốt trong nhà, họ nghĩ là em đã quen nên không nhốt nữa. Nhân lúc nhà chồng đi làm xa, em bỏ trốn. Lúc ấy em chỉ nghĩ thà chết thì thôi chứ không ở lại nữa. Em may mắn vào được đồn công an Trung quốc rồi được đưa về Việt Nam, còn bạn đi cùng em giờ ở đâu cũng không rõ nữa”.
Ông Giàng A Sái, Trưởng công an xã Xà Hồ. huyện Trạm Tấu, xác nhận, P. nằm trong số những người “biệt tích lâu ngày” khỏi địa phương. Ngày 18.10.2017, Công an xã Xà Hồ nhận được trình báo của gia đình P. và Vàng Thị Vờ đi làm thuê nhưng không rõ địa chỉ, đã lâu không trở về nhà, mất liên lạc với gia đình. Chính quyền địa phương tìm mọi cách xác minh nhưng nhiều tháng trôi qua cũng không có tin tức gì. Khoảng 7 - 8 tháng sau, phía gia đình có trình báo lại, con em có gọi về nhà, nhưng nói được vài câu rồi tắt máy, khi gọi lại chỉ nghe tiếng Trung Quốc. Ông Giàng A Sái bày tỏ, khả năng những người này bị bán sang Trung Quốc được tính đến nhưng không cách nào xác minh. “Ngay ở Xà Hồ bây giờ đang có 8 phụ nữ “biệt tích” khỏi địa bàn, mất liên lạc với gia đình từ nhiều tháng qua, tất cả đều là những em gái chưa lập gia đình”, ông Sái nói.
Theo ông Mù A Đế, Chủ tịch UBND xã Xà Hồ (H.Trạm Tấu), những nạn nhân như P. và Vàng Thị Vờ (hiện đang biệt tích - PV) hay trường hợp Giàng Thị Th. được giải cứu trở về cách đây 2 năm cũng đều thuộc hộ đặc biệt khó khăn, bị các đối tượng buôn bán phụ nữ lợi dụng dụ dỗ, lôi kéo bằng việc làm.
Ở xã vùng cao Xà Hồ với hơn 1.000 nóc nhà thì một nửa là hộ nghèo, đặc biệt khó khăn, nhiều hộ vẫn trong diện cấp gạo cứu đói mùa giáp hạt. Người dân chủ yếu trồng lúa và ngô, lúc nông nhàn thì đi tìm việc ở nơi khác, địa bàn rộng, các thôn bản ở xã cũng rất khó để quản lý. “Năm nào xã cũng có tuyên truyền về tội phạm buôn bán phụ nữ qua lôi kéo bằng việc làm để bà con cảnh giác nhưng các gia đình khi có người thân đi làm lâu ngày không về nhà, mất liên lạc hoàn toàn thì mới báo ra đến xã”, ông Đế nói.
Nhiều trường hợp nạn nhân bị bán sang Trung Quốc có gia cảnh rất khó khăn. Những người phụ nữ này chủ yếu là đi tìm việc làm bên các trang trại chồng chuối của Trugn Quốc rồi ở lại luôn. Nhiều trường hợp vợ trốn chồng đi làm thuê bên Trung Quốc rồi không về nữa, chị em đi trước rủ người đi sau, đều rơi vào những phụ nữ vùng cao biên giới.
Qua xác minh thông tin cho thấy nhiều nạn nhân được hỗ trợ qua mô hình Nhà nhân ái, nạn nhân được giải cứu trở về chủ yếu bị bóc lột tình dục hoặc gả bán làm vợ cho người Trung Quốc. Nạn nhân nhiều nhất là nhóm thiếu việc làm, có trường hợp bị tái buôn bán, khi được đưa về thì hoàn cảnh gia đình khó khăn lại có nhu cầu việc làm lại tìm cách đi Trung Quốc làm tiếp thì bị bán lại. Thậm chí có những người phụ nữ có chồng con đề huề vẫn bỏ đi Trung Quốc tìm việc làm có nhóm bị dụ dỗ làm vợ, sinh con cho người Trung Quốc. “Các đối tượng buôn bán phụ nữ hướng vào các cháu vừa học xong THPT đang có nhu cầu tìm việc làm, lừa đi Trung Quốc làm việc lương cao rồi tìm cách để bán”.
Trước thực trạng trên, Công an tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã tăng cường bám nắm địa bàn, sàng lọc các đối tượng nghi vấn, cương quyết ngăn chặn, triệt phá các đường dây, bắt giữ những đối tượng, vụ việc liên quan đến mua bán người trên địa bàn.
Thống kê trong 2 năm qua, riêng Công an huyện Mù Cang Chải đã bắt và khởi tố 9 vụ, 19 đối tượng, trong đó có 5 vụ, 10 đối tượng phạm tội mua bán trẻ em.
Tuy nhiên, cùng với sự quyết liệt của lực lượng công an, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân trước những chiêu thức của các đối tượng xấu để bảo vệ gia đình và bảo vệ chính mình. Song song với đó là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng cao để không có kẽ hở cho những kẻ buôn người lợi dụng. Từ đó, dần đẩy lùi loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội của người dân vùng cao./.