CTTĐT – Huyện Mù Cang Chải đặt mục tiêu 50% trở lên người dân tại các địa phương các địa bàn trọng điểm, nhất là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận thông tin kiến thức pháp luật về phòng, chống mua, bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người; trên 80% các xã, thị trấn nhận và triển khai hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, truyền thông thay đổi về hành vi phòng chống mua bán người…
Công an huyện Mù Cang Chải kiểm tra địa bàn, nắm bắt tình hình an ninh trật tự trong nhân dân.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, kịp thời phổ biến các chính sách, pháp luật, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các biện pháp phòng ngừa, kết quả đấu tranh, các gương điển hình tiên tiế, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống mua bán người. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua hệ thống truyền thanh của huyện để tuyên truyền; xác định rõ trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và cá nhân để chủ động trong công tác phòng, chống các loại tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, kịp thời phổ biến các chính sách pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các biện pháp phòng, ngừa cách thức giải quyết, ứng phó cho người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình, tập trung truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống mua bán người” năm 2019.
Tổ chức thực hiện “Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng”, kết hợp sơ kết các mô hình truyền thông cơ sở bền vững, hiệu quả. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên có đủ năng lực, trình độ, kiến thức. Khảo sát, xây dựng và nhân rộng mô hình phòng ngừa hiệu quả về mua bán người trên địa bàn; tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng chống mua bán người; tuyên truyền nhằm xóa bỏ kỳ thị đối với nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng….
Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án 3: “tiếp nhận, xác minh bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về’. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân, người chưa thành viên đi cùng nạn nhân và người thân thích họ hàng trong quá trính xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân.
Điều tra, thống kê, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình nạn nhân bị mua bán trở về cộng đồng và hiệu ứng xã hội đối với họ để thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời theo quy định của pháp luật.
Thực hiện hỗ trợ chính sách cho các nạn nhân, lồng ghép các chương trình dạy văn hóa, dạy nghề, xóa đói, giảm nghèo; có giải pháp xây dựng cơ sở tiếp nhận, tư vấn pháp luật, chữa bệnh, hướng nghiệp cho nạn nhân bị mua bán trở về địa phương, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, hóa nhập cộng đồng.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Huyện Mù Cang Chải đặt mục tiêu 50% trở lên người dân tại các địa phương các địa bàn trọng điểm, nhất là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận thông tin kiến thức pháp luật về phòng, chống mua, bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người; trên 80% các xã, thị trấn nhận và triển khai hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, truyền thông thay đổi về hành vi phòng chống mua bán người…Đẩy mạnh công tác truyền thông, kịp thời phổ biến các chính sách, pháp luật, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các biện pháp phòng ngừa, kết quả đấu tranh, các gương điển hình tiên tiế, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống mua bán người. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua hệ thống truyền thanh của huyện để tuyên truyền; xác định rõ trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và cá nhân để chủ động trong công tác phòng, chống các loại tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, kịp thời phổ biến các chính sách pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các biện pháp phòng, ngừa cách thức giải quyết, ứng phó cho người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình, tập trung truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống mua bán người” năm 2019.
Tổ chức thực hiện “Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng”, kết hợp sơ kết các mô hình truyền thông cơ sở bền vững, hiệu quả. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên có đủ năng lực, trình độ, kiến thức. Khảo sát, xây dựng và nhân rộng mô hình phòng ngừa hiệu quả về mua bán người trên địa bàn; tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng chống mua bán người; tuyên truyền nhằm xóa bỏ kỳ thị đối với nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng….
Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án 3: “tiếp nhận, xác minh bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về’. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân, người chưa thành viên đi cùng nạn nhân và người thân thích họ hàng trong quá trính xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân.
Điều tra, thống kê, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình nạn nhân bị mua bán trở về cộng đồng và hiệu ứng xã hội đối với họ để thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời theo quy định của pháp luật.
Thực hiện hỗ trợ chính sách cho các nạn nhân, lồng ghép các chương trình dạy văn hóa, dạy nghề, xóa đói, giảm nghèo; có giải pháp xây dựng cơ sở tiếp nhận, tư vấn pháp luật, chữa bệnh, hướng nghiệp cho nạn nhân bị mua bán trở về địa phương, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, hóa nhập cộng đồng.