CTTĐT – Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển phát triển du lịch.
Đặc sản Quế Văn Yên
Yên Bái là tỉnh nằm trong khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.900 km2, dân số trên 76 vạn người với 30 dân tộc cùng chung sống. Nằm trên trung điểm tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và là cửa ngõ kết nối giao thông, hợp tác giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế -xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống giao thông của tỉnh tương đối đa dạng gồm đường sắt, đường sông, đường bộ, trong đó có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái đã rút ngắn khoảng cách từ Yên Bái đến Hà Nội, Lào Cai và Cảng Hải Phòng.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đặc biệt được đánh giá là địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch. Sự đa dạng về thiên nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên cho tỉnh lợi thế trong phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Yên Bái được biết đến với các địa danh như: Hồ Thác Bà, hồ Đầm Hậu, đầm Vân Hội, vùng văn hóa Mường Lò đặc trưng dân tộc Thái, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải), núi Tà Xùa, Tà Sì Nhù (huyện Trạm Tấu), khu sinh thái Suối Giàng, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể. Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch như: Khu di tích lịch sử lăng mộ Nguyễn Thái Học, Quần thể di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại, Khu di tích Căng - Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Nhược Sơn, Đền Đông Cuông, Chiến khu vần...Các lễ hội truỵền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh như: Hội Hạn Khuống của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Gầu Tào của người Mông...; nghệ thuật xòe của người Thái, múa khèn của người Mông, hát giao duyên của người Cao Lan, nghi lễ cấp sắc của người Dao Đỏ; các làng nghẹ truyền thống nổi tiếng như làng nghề tranh đá quý (Lục Yên), làm nghề Dệt thổ cẩm Nghĩa An (Nghĩa Lộ),... các làng nghề sản xuất miến đao, quê...
Ngoài ra, ẩm thực của Yên Bái mang hương vị riêng có của núi rừng Bắc như các loại quả nổi tiếng thơm ngon: cam sành, quýt sen, bưởi Đại Minh, hồng không hạt Lục Yên... Các món ăn chế biến từ cá lăng, cá bông, cá sỉnh, thịt trâu sấy, thịt lợn chua rang của người Thái đen Mường Lò... tạo nên những ăn đặc sản thơm ngon hấp dẫn du khách. Với những tiềm năng du lịch này ngoài các sản phẩm du lịch về sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí..., Yên Bái đang chú trọng khai thác phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng. Một số địa phương đã và đang phát triển thành công loại hình du lịch này đó là vùng Đông hồ Thác Bà (dân tộc Dao, Tàỵ...) vùng miền Tây của tỉnh. Có thể nói, tất cả đều có thể khai thác cho phát triển du lịch, là điều kiện thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh thành phố, các trung tâm kinh tế trong nước.
Phát triển du lịch dự vào tiềm năng, thế mạnh
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua tỉnh chủ trương tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để khai thác mạnh về lĩnh vực du lịch dịch vụ. Chủ động, tích cực triển khai các hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Tây Bắc mở rộng nhằm liên kết các sản phẩm du lịch, tạo nên những hành trình xuyên suốt và chuỗi dịch vụ gắn kết: Chương trình Du lịch tâm linh dọc Sông Hồng; Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang Tây Bắc; sắc hoa Tây Bắc... Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Các điểm du lịch của tỉnh đã được đưa vào các tua, tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc, tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của 8 tỉnh.
Cùng với sự phát triển về hạ tầng giao thông, với lợi thế nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Yên Bái thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh như Đền Hùng (Phú Thọ), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Hòa Bình), hồ Pá Khoang (Điện Biên, Mai Châu (Hòa Bình), Hang Tiên Sơn, đèo ô Quý Hồ - Lai Châu, Đèo Pha Đin - Sơn La.
Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, lượng khách đến với Yên Bái giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14%/năm. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, GDP từ du lịch tăng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từng bước được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc trưng đang dần được hình thành rõ nét, từng bước đa dạng và chất lượng hơn.
Xác định được tiềm năng thế mạnh, tỉnh đã chú trọng đến phát triển loại hình du lịch cộng đồng và đã thu được nhiều kết quả tốt trong đó phải kể đến sản phẩm du lịch cộng đồng tại bản Sà Rèn, bản Đêu thị xã Nghĩa Lộ, bản Thái Kim Nọi thị trấn Mù Cang Chải. Bên cạnh đó tỉnh cũng đang xây dựng và hoàn thiện những sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách: Khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Săn mây trên đỉnh Tà Xùa, Tà Sì Nhù; Chinh phục đỉnh cao Púng Luông; Trải nghiệm du lịch mạo hiểm ‘Dù lượn bay trên mùa vàng’ tại đèo Khau Phạ; Hay du lịch sinh thái mênh mông hồ Thác Ba; Du ngoạn rừng chè cổ thụ Suối Giàng.... Đây là những điều kiện thuận lợi để du lịch tỉnh Yên Bái phát triển, mở rộng liên kết, hợp tác, làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trong phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực.
Dựa trên các lợi thế về tiềm năng, Yên Bái sẽ phấn đấu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, mang nét văn hóa đặc trưng riêng có của tỉnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch theo 4 vùng du lịch:
Vùng du lịch hồ Thác Bà và dọc Sông Chảy: Hồ Thác Bà, cách trung tâm thành phố Yên Bái trên 10km. Đây là một trong ba hồ nhân tạo lớn nhât Việt Nam, với 23 ngàn ha, trong đó có 19 ngàn ha mặt nước và 1.300 đảo, có hệ động thực vật hết sức phong phú. Bên cạnh đó là các giá trị lịch sử văn hóa, tâm linh và bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
Vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận: Có Hồ Đầm Hậu rộng trên 100 ha, Hồ Vân Hội rộng trên 400ha với mực nước ổn định bốn mùa, khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, ngoài ra còn có các di tích lịch sử, hệ thống đình đền chùa. Với vị trí địa lý là trung tâm khu vực, hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan đơn vị của trung ương và khu vực; Hệ thống dịch vụ từng bước được phát triển hiện đại trong những năm tới, thành phố Yên Bái sẽ là nơi khai thác tốt loại hình du lịch này.
Vùng du lịch miền Tây của tỉnh: Nổi bật với các danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Đèo Khau Phạ, Đỉnh núi Tà Xùa, Tà Chì Nhù, Suối Giàng, di tích lịch sử Căng Đồn Nghĩa Lộ; đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể của người Thái, Mông, Mường; đặc biệt là xòe cổ của dân tộc Thái.
Vùng du lịch Trấn Yên - Văn Yên: với điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đền Đông Cuông; Đền Nhược Sơn. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch tín ngưỡng tâm linh: Thăm quan, vãn cảnh các đền Đông Cuông, Nhược Sơn, Hóa Cuông. Du lịch sinh thái, cộng đồng: Thăm quan trải nghiệm rừng nguyên sinh Nà Hẩu, vùng quế Viễn Sơn, Đại Sơn, suối nước nóng xã Phong Dụ thượng, hồ Chóp Dù.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển phát triển du lịch. Yên Bái là tỉnh nằm trong khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.900 km2, dân số trên 76 vạn người với 30 dân tộc cùng chung sống. Nằm trên trung điểm tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và là cửa ngõ kết nối giao thông, hợp tác giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế -xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống giao thông của tỉnh tương đối đa dạng gồm đường sắt, đường sông, đường bộ, trong đó có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái đã rút ngắn khoảng cách từ Yên Bái đến Hà Nội, Lào Cai và Cảng Hải Phòng.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đặc biệt được đánh giá là địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch. Sự đa dạng về thiên nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo nên cho tỉnh lợi thế trong phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Yên Bái được biết đến với các địa danh như: Hồ Thác Bà, hồ Đầm Hậu, đầm Vân Hội, vùng văn hóa Mường Lò đặc trưng dân tộc Thái, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải), núi Tà Xùa, Tà Sì Nhù (huyện Trạm Tấu), khu sinh thái Suối Giàng, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể. Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch như: Khu di tích lịch sử lăng mộ Nguyễn Thái Học, Quần thể di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại, Khu di tích Căng - Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Nhược Sơn, Đền Đông Cuông, Chiến khu vần...Các lễ hội truỵền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh như: Hội Hạn Khuống của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Gầu Tào của người Mông...; nghệ thuật xòe của người Thái, múa khèn của người Mông, hát giao duyên của người Cao Lan, nghi lễ cấp sắc của người Dao Đỏ; các làng nghẹ truyền thống nổi tiếng như làng nghề tranh đá quý (Lục Yên), làm nghề Dệt thổ cẩm Nghĩa An (Nghĩa Lộ),... các làng nghề sản xuất miến đao, quê...
Ngoài ra, ẩm thực của Yên Bái mang hương vị riêng có của núi rừng Bắc như các loại quả nổi tiếng thơm ngon: cam sành, quýt sen, bưởi Đại Minh, hồng không hạt Lục Yên... Các món ăn chế biến từ cá lăng, cá bông, cá sỉnh, thịt trâu sấy, thịt lợn chua rang của người Thái đen Mường Lò... tạo nên những ăn đặc sản thơm ngon hấp dẫn du khách. Với những tiềm năng du lịch này ngoài các sản phẩm du lịch về sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí..., Yên Bái đang chú trọng khai thác phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng. Một số địa phương đã và đang phát triển thành công loại hình du lịch này đó là vùng Đông hồ Thác Bà (dân tộc Dao, Tàỵ...) vùng miền Tây của tỉnh. Có thể nói, tất cả đều có thể khai thác cho phát triển du lịch, là điều kiện thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh thành phố, các trung tâm kinh tế trong nước.
Phát triển du lịch dự vào tiềm năng, thế mạnh
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua tỉnh chủ trương tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để khai thác mạnh về lĩnh vực du lịch dịch vụ. Chủ động, tích cực triển khai các hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Tây Bắc mở rộng nhằm liên kết các sản phẩm du lịch, tạo nên những hành trình xuyên suốt và chuỗi dịch vụ gắn kết: Chương trình Du lịch tâm linh dọc Sông Hồng; Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang Tây Bắc; sắc hoa Tây Bắc... Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Các điểm du lịch của tỉnh đã được đưa vào các tua, tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc, tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của 8 tỉnh.
Cùng với sự phát triển về hạ tầng giao thông, với lợi thế nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Yên Bái thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh như Đền Hùng (Phú Thọ), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Hòa Bình), hồ Pá Khoang (Điện Biên, Mai Châu (Hòa Bình), Hang Tiên Sơn, đèo ô Quý Hồ - Lai Châu, Đèo Pha Đin - Sơn La.
Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, lượng khách đến với Yên Bái giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14%/năm. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, GDP từ du lịch tăng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từng bước được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc trưng đang dần được hình thành rõ nét, từng bước đa dạng và chất lượng hơn.
Xác định được tiềm năng thế mạnh, tỉnh đã chú trọng đến phát triển loại hình du lịch cộng đồng và đã thu được nhiều kết quả tốt trong đó phải kể đến sản phẩm du lịch cộng đồng tại bản Sà Rèn, bản Đêu thị xã Nghĩa Lộ, bản Thái Kim Nọi thị trấn Mù Cang Chải. Bên cạnh đó tỉnh cũng đang xây dựng và hoàn thiện những sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách: Khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Săn mây trên đỉnh Tà Xùa, Tà Sì Nhù; Chinh phục đỉnh cao Púng Luông; Trải nghiệm du lịch mạo hiểm ‘Dù lượn bay trên mùa vàng’ tại đèo Khau Phạ; Hay du lịch sinh thái mênh mông hồ Thác Ba; Du ngoạn rừng chè cổ thụ Suối Giàng.... Đây là những điều kiện thuận lợi để du lịch tỉnh Yên Bái phát triển, mở rộng liên kết, hợp tác, làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trong phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực.
Dựa trên các lợi thế về tiềm năng, Yên Bái sẽ phấn đấu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, mang nét văn hóa đặc trưng riêng có của tỉnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch theo 4 vùng du lịch:
Vùng du lịch hồ Thác Bà và dọc Sông Chảy: Hồ Thác Bà, cách trung tâm thành phố Yên Bái trên 10km. Đây là một trong ba hồ nhân tạo lớn nhât Việt Nam, với 23 ngàn ha, trong đó có 19 ngàn ha mặt nước và 1.300 đảo, có hệ động thực vật hết sức phong phú. Bên cạnh đó là các giá trị lịch sử văn hóa, tâm linh và bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
Vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận: Có Hồ Đầm Hậu rộng trên 100 ha, Hồ Vân Hội rộng trên 400ha với mực nước ổn định bốn mùa, khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, ngoài ra còn có các di tích lịch sử, hệ thống đình đền chùa. Với vị trí địa lý là trung tâm khu vực, hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan đơn vị của trung ương và khu vực; Hệ thống dịch vụ từng bước được phát triển hiện đại trong những năm tới, thành phố Yên Bái sẽ là nơi khai thác tốt loại hình du lịch này.
Vùng du lịch miền Tây của tỉnh: Nổi bật với các danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Đèo Khau Phạ, Đỉnh núi Tà Xùa, Tà Chì Nhù, Suối Giàng, di tích lịch sử Căng Đồn Nghĩa Lộ; đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể của người Thái, Mông, Mường; đặc biệt là xòe cổ của dân tộc Thái.
Vùng du lịch Trấn Yên - Văn Yên: với điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đền Đông Cuông; Đền Nhược Sơn. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch tín ngưỡng tâm linh: Thăm quan, vãn cảnh các đền Đông Cuông, Nhược Sơn, Hóa Cuông. Du lịch sinh thái, cộng đồng: Thăm quan trải nghiệm rừng nguyên sinh Nà Hẩu, vùng quế Viễn Sơn, Đại Sơn, suối nước nóng xã Phong Dụ thượng, hồ Chóp Dù.