Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động >> An toàn giao thông

Tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương để bảo đảm an toàn

12/07/2021 14:00:07 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương để bảo đảm an toàn.

Ảnh minh họa

Tăng cường chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo dưỡng thường xuyên, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất sớm (nếu có) trước mùa mưa bão trên hệ thống đường bộ địa phương, đảm bảo giao thông an toàn, êm thuận và thông suốt.

Tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động các cầu, phà, cầu phao, bến đò, các vị trí có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm để sửa chữa, xử lý hoặc chấn chỉnh công tác quản lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình khai thác sử dụng. Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm, thực hiện các quy định về xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và Thông tư số 12/2014/TTBGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ GTVT hướng dẫn hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.

Kiên quyết dừng khai thác nếu công trình nguy hiểm không bảo đảm an toàn khai thác, hoặc chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chấp hành các qui định về an toàn giao thông, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời. Kiên quyết thực hiện các biện pháp cấm người, phương tiện qua các công trình, phương tiện vượt sông đã ngừng sử dụng đồng thời có các phương án đảm bảo giao thông phù hợp; trường hợp đối với công trình áp dụng biện pháp hạn chế sử dụng như hạn chế tải trọng, số lượng phương tiện, người qua cầu thì phải có thông báo, biện pháp tuyên truyền để người tham gia biết và bố trí người trực gác, hướng dẫn trong thời gian hạn chế sử dụng.

Rà soát quy trình vận hành khai thác các bến phà, cầu phao, bến đò, ngầm, tràn trên đường bộ, sửa đổi bổ sung (nếu cần thiết), bổ sung biển báo, cột thủy trí, cọc tiêu tại các bến phà, các đoạn đường ngầm, đường tràn.

Tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện hoạt động, các trang thiết bị an toàn, nội qui hoạt động đặc biệt của phà, đò, cầu phao để bảo đảm an toàn. Rà soát chấn chỉnh các đò, phà tự phát, chưa thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, niêm yết các nội qui, các điều kiện an toàn tại các đầu bến, kiên quyết yêu cầu thực hiện theo đúng quy định. Tuyên truyền vận động người tham gia giao thông không tham gia khi nhận thấy không đảm bảo điều kiện an toàn (như chở quá số người, phương tiện, không có phao cứu sinh…) và tự giác chấp hành nội qui qui định.

Các Sở Giao thông vận tải ngoài việc thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường được giao quản lý phải hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) trong việc thực hiện quản lý, bảo trì và vận hành, khai thác các công trình cầu, cầu treo dân sinh, phà, cầu phao, bến đò, đường ngầm, đường tràn trên hệ thống đường trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, ngoài việc thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường được giao quản lý phải hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các xã trong việc thực hiện quản lý, bảo trì và vận hành, khai thác các cầu, cầu treo dân sinh, phà, bến đò, cầu phao, các vị trí đường ngầm, đường tràn trên hệ thống đường do các xã quản lý.

476 lượt xem

Các bài khác

Xem thêm »