CTTĐT - Đối với trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì mong ước của các em rất đơn giản là được đi học, vui chơi, được sống trong sự yêu thương của gia đình và cộng đồng, được ăn no, mặc ấm…
Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 tại Yên Bái đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho cộng đồng
Trang bị kiến thức để trẻ em gái vượt qua định kiến giới, tảo hôn
Luật Trẻ em hiện hành có quy định 4 nhóm quyền của trẻ em bao gồm quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia. Bốn nhóm quyền này đã và đang được có rất nhiều cải thiện đáng mừng trong việc thực hiện đối với trẻ em nói chung và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng. Theo Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, những năm qua, trẻ em đồng bào DTTS, trong đó có trẻ em gái đã có cơ hội thực hiện quyền được tham gia, bày tỏ ý kiến thông qua nhiều mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề của chính các em như: Diễn đàn trẻ em, Hội đồng trẻ em, thăm dò ý kiến của trẻ em, Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em, chương trình hoạt động do trẻ em khởi xướng thực hiện… Ý kiến của các em cũng được các cấp lãnh đạo tiếp nhận, triển khai, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời gian qua, tỷ lệ kết hôn sớm của trẻ em DTTS có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao. Báo cáo của Ủy ban Dân tộc miền núi và các nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế cho thấy, tỷ lệ kết hôn sớm của trẻ em đồng bào DTTS là 21,9%, trong đó, bé gái kết hôn sớm là 23,5% và bé trai là 20,1%. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do bất bình đẳng giới, đói nghèo và các hủ tục lạc hậu được truyền từ đời này sang đời khác vẫn còn tồn tại khá dai dẳng ở vùng DTTS.
Thời gian gần đây đã có những tín hiệu đáng mừng khi nhận thức của các bậc cha mẹ ở vùng đồng bào DTTS đang dần thay đổi. “Tôi không thể nào quên hình ảnh ông bố người Mông ở một thôn rất xa xôi của tỉnh Hà Giang ngày ngày đi xe máy, vượt quãng đường xa, hiểm trở lên tận đỉnh Mã Pì Lèng để đưa con đi học. Khi được hỏi tại sao có thể làm được như vậy, anh trả lời: Cuộc sống gia đình khó khăn lắm nhưng con gái rất thích được đi học. Nếu không cho đi thì con khóc nên anh đã cố gắng vượt khó khăn để hàng ngày đưa con đi học. Câu chuyện nhỏ này cho thấy, quyền, ý kiến của các con trong gia đình về vấn đề học tập đã được cha mẹ, người lớn quan tâm hơn”, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Thế nhưng, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm khi tại vùng DTTS, cơ hội học cao lên của các bé gái vẫn chưa được cao như bé trai, nhiều em gái chỉ được học đến cấp hai rồi nghỉ để kết hôn sớm theo yêu cầu của gia đình hoặc phụ giúp công việc nhà, nương rẫy… Hội LHPN Việt Nam đã từng nhận được đơn thư của các bé gái tại Hà Giang thể hiện mong muốn Trung ương Hội hỗ trợ để các em được tiếp tục đi học khi bố mẹ yêu cầu nghỉ học, lấy chồng sớm…
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Với mục tiêu tổng quát là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Là đơn vị được giao chủ trì Dự án 8, các cấp Hội LHPN Việt Nam trên toàn quốc đã đẩy mạnh thực hiện các mô hình, hoạt động như: tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng…
Với nhiều nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra, từ năm 2021, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện các nội dung Dự án 8 một cách đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh. Trong tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, toàn tỉnh đã thành lập được 343 tổ truyền thông cộng đồng (đạt 109% kế hoạch). Đồng thời, tổ chức 584 cuộc truyền thông tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ các tập tục có hại cho phụ nữ, trẻ em; xây dựng và duy trì 47 mô hình truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong để truyền thông cộng đồng về nội dung "xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Bên cạnh đó, tổ chức 21 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ truyền thông; tổ chức 32 hội thi các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em và nhiều hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, tập huấn liên quan việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em.
Dự án được triển khai tại 59 xã, 55 thôn bản đặc biệt khó khăn tại 8 huyện, thị xã của tỉnh Yên Bái. Đối tượng ưu tiên thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái người DTTS trong các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật…
Trong xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em, các cấp Hội đã hướng dẫn, hỗ trợ triển khai các hoạt động tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn về xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản; hỗ trợ 3 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ triển khai các giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ…
Thực hiện các hoạt động đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế, xã hội tại địa phương, các cấp Hội đã thành lập 80 CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường THCS và tại thôn, bản (đạt 123% kế hoạch); củng cố, nâng cao chất lượng và thành lập mới 52 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình (đạt 162,5% kế hoạch); tổ chức 93 cuộc đối thoại chính sách tại cấp xã và cụm thôn, bản về các vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ; tổ chức tập huấn "Nâng cao năng lực của phụ nữ DTTS tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị” cho 60 nữ cán bộ người DTTS cấp huyện, cấp xã trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ mới bổ nhiệm, mới trúng cử lần đầu (đạt 120%)...
Nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ các cấp, Ban Điều hành dự án cấp tỉnh tổ chức 1 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, 20 lớp tập huấn cho đội ngũ thôn, bản.
Việc triển khai thực hiện Dự án 8 đã tạo cơ hội và sự chuyển biến mạnh mẽ để thúc đẩy và nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết một cách căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng DTTS và miền núi, góp phần vào mục tiêu thúc đẩy "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng đồng bào DTTS.
Trước những thành quả đáng khích lệ của các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong 3 năm thực hiện Dự án 8, Hội LHPN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các nội dung thuộc Dự án 8 trong thời gian tới. Đồng thời chú trọng đến việc thúc đẩy các cơ sở Hội, sáng tạo nhiều nội dung hoạt động để duy trì tính bền vững của các mô hình tại cộng đồng trong khuôn khổ dự án; các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát và chủ động tổ chức, triển khai các hoạt động đạt kết quả.
Với “Mục tiêu của Dự án 8 là phụ nữ và trẻ em vùng DTTS phải có cuộc sống tốt hơn, bình đẳng hơn”, tới đây, trẻ em gái nói chung và trẻ em gái vùng DTTS nói riêng sẽ có một thế giới thực sự an toàn và bình đẳng.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đối với trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì mong ước của các em rất đơn giản là được đi học, vui chơi, được sống trong sự yêu thương của gia đình và cộng đồng, được ăn no, mặc ấm…Trang bị kiến thức để trẻ em gái vượt qua định kiến giới, tảo hôn
Luật Trẻ em hiện hành có quy định 4 nhóm quyền của trẻ em bao gồm quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia. Bốn nhóm quyền này đã và đang được có rất nhiều cải thiện đáng mừng trong việc thực hiện đối với trẻ em nói chung và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng. Theo Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, những năm qua, trẻ em đồng bào DTTS, trong đó có trẻ em gái đã có cơ hội thực hiện quyền được tham gia, bày tỏ ý kiến thông qua nhiều mô hình thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề của chính các em như: Diễn đàn trẻ em, Hội đồng trẻ em, thăm dò ý kiến của trẻ em, Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em, chương trình hoạt động do trẻ em khởi xướng thực hiện… Ý kiến của các em cũng được các cấp lãnh đạo tiếp nhận, triển khai, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời gian qua, tỷ lệ kết hôn sớm của trẻ em DTTS có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao. Báo cáo của Ủy ban Dân tộc miền núi và các nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế cho thấy, tỷ lệ kết hôn sớm của trẻ em đồng bào DTTS là 21,9%, trong đó, bé gái kết hôn sớm là 23,5% và bé trai là 20,1%. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do bất bình đẳng giới, đói nghèo và các hủ tục lạc hậu được truyền từ đời này sang đời khác vẫn còn tồn tại khá dai dẳng ở vùng DTTS.
Thời gian gần đây đã có những tín hiệu đáng mừng khi nhận thức của các bậc cha mẹ ở vùng đồng bào DTTS đang dần thay đổi. “Tôi không thể nào quên hình ảnh ông bố người Mông ở một thôn rất xa xôi của tỉnh Hà Giang ngày ngày đi xe máy, vượt quãng đường xa, hiểm trở lên tận đỉnh Mã Pì Lèng để đưa con đi học. Khi được hỏi tại sao có thể làm được như vậy, anh trả lời: Cuộc sống gia đình khó khăn lắm nhưng con gái rất thích được đi học. Nếu không cho đi thì con khóc nên anh đã cố gắng vượt khó khăn để hàng ngày đưa con đi học. Câu chuyện nhỏ này cho thấy, quyền, ý kiến của các con trong gia đình về vấn đề học tập đã được cha mẹ, người lớn quan tâm hơn”, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Thế nhưng, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm khi tại vùng DTTS, cơ hội học cao lên của các bé gái vẫn chưa được cao như bé trai, nhiều em gái chỉ được học đến cấp hai rồi nghỉ để kết hôn sớm theo yêu cầu của gia đình hoặc phụ giúp công việc nhà, nương rẫy… Hội LHPN Việt Nam đã từng nhận được đơn thư của các bé gái tại Hà Giang thể hiện mong muốn Trung ương Hội hỗ trợ để các em được tiếp tục đi học khi bố mẹ yêu cầu nghỉ học, lấy chồng sớm…
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Với mục tiêu tổng quát là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Là đơn vị được giao chủ trì Dự án 8, các cấp Hội LHPN Việt Nam trên toàn quốc đã đẩy mạnh thực hiện các mô hình, hoạt động như: tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng…
Với nhiều nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra, từ năm 2021, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện các nội dung Dự án 8 một cách đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh. Trong tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, toàn tỉnh đã thành lập được 343 tổ truyền thông cộng đồng (đạt 109% kế hoạch). Đồng thời, tổ chức 584 cuộc truyền thông tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ các tập tục có hại cho phụ nữ, trẻ em; xây dựng và duy trì 47 mô hình truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong để truyền thông cộng đồng về nội dung "xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Bên cạnh đó, tổ chức 21 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ truyền thông; tổ chức 32 hội thi các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em và nhiều hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, tập huấn liên quan việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em.
Dự án được triển khai tại 59 xã, 55 thôn bản đặc biệt khó khăn tại 8 huyện, thị xã của tỉnh Yên Bái. Đối tượng ưu tiên thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái người DTTS trong các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật…
Trong xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em, các cấp Hội đã hướng dẫn, hỗ trợ triển khai các hoạt động tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn về xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản; hỗ trợ 3 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ triển khai các giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ…
Thực hiện các hoạt động đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế, xã hội tại địa phương, các cấp Hội đã thành lập 80 CLB "Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường THCS và tại thôn, bản (đạt 123% kế hoạch); củng cố, nâng cao chất lượng và thành lập mới 52 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình (đạt 162,5% kế hoạch); tổ chức 93 cuộc đối thoại chính sách tại cấp xã và cụm thôn, bản về các vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ; tổ chức tập huấn "Nâng cao năng lực của phụ nữ DTTS tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị” cho 60 nữ cán bộ người DTTS cấp huyện, cấp xã trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ mới bổ nhiệm, mới trúng cử lần đầu (đạt 120%)...
Nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ các cấp, Ban Điều hành dự án cấp tỉnh tổ chức 1 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, 20 lớp tập huấn cho đội ngũ thôn, bản.
Việc triển khai thực hiện Dự án 8 đã tạo cơ hội và sự chuyển biến mạnh mẽ để thúc đẩy và nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết một cách căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng DTTS và miền núi, góp phần vào mục tiêu thúc đẩy "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng đồng bào DTTS.
Trước những thành quả đáng khích lệ của các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong 3 năm thực hiện Dự án 8, Hội LHPN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các nội dung thuộc Dự án 8 trong thời gian tới. Đồng thời chú trọng đến việc thúc đẩy các cơ sở Hội, sáng tạo nhiều nội dung hoạt động để duy trì tính bền vững của các mô hình tại cộng đồng trong khuôn khổ dự án; các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát và chủ động tổ chức, triển khai các hoạt động đạt kết quả.
Với “Mục tiêu của Dự án 8 là phụ nữ và trẻ em vùng DTTS phải có cuộc sống tốt hơn, bình đẳng hơn”, tới đây, trẻ em gái nói chung và trẻ em gái vùng DTTS nói riêng sẽ có một thế giới thực sự an toàn và bình đẳng.