Như chúng ta đã biết chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay nếu như không muốn bị đánh bật ra khỏi thị trường. Và những điều doanh nghiệp cần làm là phải phân tích được các dữ liệu số hóa và việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nơi vẫn còn lúng túng khi bắt tay vào triển khai, chưa lên được lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp và thậm chí còn đang mơ hồ giữa các khái niệm số hóa và chuyển đổi số.
Ảnh minh họa
Chuyển đổi số – Digital Transformation là gì?
Chuyển đổi số bắt nguồn từ sự giao thoa giữa điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật ( IoT ) và trí tuệ nhân tạo (AI). Ngày nay, chuyển đổi số đóng vai trò sống còn trong tất cả các ngành công nghiệp. Một số người mô tả nó là sức mạnh của công nghệ số áp dụng vào mọi khía cạnh của tổ chức. Một số khác thì nhắc đến nó như là việc áp dụng công nghệ số và sử dụng các phân tích nâng cao nhằm tạo ra giá trị kinh tế, sự linh hoạt và tốc độ.
Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
Cần nói rõ ràng, chuyển đổi số không phải là sự nâng cấp liên tục của thế hệ công nghệ thông tin hay chỉ đơn giản là số hoá quy trình, dữ liệu và thông tin . Như Brian Solis, chuyên gia phân tích ngành của Tập đoàn Altimet viết : “ Đầu tư vào công nghệ không đồng nghĩa với chuyển đổi số”.
Sự khác biệt giữa số hoá và chuyển đổi số – digital transformation?
Không ít người đang nhầm lẫn giữa Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình là một, nhưng không phải vậy. Hãy để ý yếu tố “al” trong khái niệm Digitization và Digitalization. Về bản chất, số hóa quy trình là cấp phát triển cao hơn, đã có yếu “số” bao hàm để làm thay đổi cách làm hiện tại, mang lại hiệu quả hơn. Và đa số doanh nghiệp Việt hiện nay đều đang ở giai đoạn số hóa quy trình và số ít đã chuyển đổi số thành công.
Số hóa là bước chuyển mọi thông tin sang dạng kỹ thuật số (số hóa dữ liệu) và ứng dụng kỹ thuật số sử dụng các dữ liệu số để đơn giản hóa cách bạn làm việc và thay đổi cách làm việc của tổ chức (số hóa quy trình).
Ở đây có 2 cấp độ chúng ta cần phân biệt rõ: Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình.
– Số hóa dữ liệu: Quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng analog sang định dạng kỹ thuật. Ví dụ: Giấy tờ bản cứng chuyển thành file mềm trên máy tính; ghi chú trên giấy nhập lên bảng tính Excel hay báo cáo giấy chuyển thành file PDF;
– Số hóa quy trình: Quá trình xử lý dữ liệu để đơn giản và tự động hóa quy trình. Ví dụ: Sử dụng phần mềm CRM, HRM… để tối ưu hóa quy trình làm việc; sử dụng phần mềm để thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực.
1021 lượt xem