Năm 2020, chỉ có khoảng 3% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng đối với hoạt động của mình. Kết quả báo cáo này của Cisco & IDC cũng đã ngầm khẳng định: chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp sớm muộn sẽ thất bại. Vậy, chuyển đổi số là gì? Quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Chuyển đổi số là gì?
Khái niệm “chuyển đổi số”
“Chuyển đổi số” còn được biết đến qua tên tiếng Anh là “Digital Transformation” – hiện đang là xu hướng thịnh hành trên toàn thế giới.
Dù “chuyển đổi số” là cụm từ được nhắc và sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0, nhưng thật khó để đưa ra một khái niệm chuẩn nhất về thuật ngữ này. Ứng dụng vào từng lĩnh vực, chuyển đổi số sẽ mang đến các cách vận hành, kết quả khác nhau. Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học…
Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới – cho rằng: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”.
Trong khi đó, với Microsoft, chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới.
“Cách sử dụng công nghệ để thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả hơn.” – đây là cách trang Tech Republic – Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho các chuyên gia CNTT giải thích về khái niệm chuyển đổi số.
Khái niệm “chuyển đổi số” được FPT ứng dụng trong công nghệ lĩnh vực công nghệ và định nghĩa như sau: “Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), .. thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.”
Dù với cách định nghĩa nào, chuyển đổi số – Digital Transformation cũng được xem là xu hướng phổ biến trong thời đại Internet bùng nổ. Đặc biệt, với doanh nghiệp, chuyển đổi số là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”.
Hiểu đơn giản, đây là cách ứng dụng công nghệ số một cách logic, hiệu quả vào tất cả khía cạnh của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số gồm những hoạt động gì?
Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải thực hiện một số hoạt động như sau:
- Số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp
- Áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp
- Chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.
- Các hoạt động khác
Thay đổi phù hợp và đúng hướng sẽ là “nấc thang” đưa doanh nghiệp chạm đến tầng cao mới.
Tham khảo dịch vụ tư vấn chuyển đổi số miễn phí với Tino Group.
Tại sao doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số?
Doanh nghiệp nào cần chuyển đổi số?
Theo báo cáo của Fujitsu về “Chuyển đổi số toàn cầu năm 2019”, trong 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát, có:
- 40% doanh nghiệp đã thực hiện và gặt hái được thành quả từ các dự án chuyển đổi
- Khoảng 40% các dự án vẫn đang trong giai đoạn triển khai
- Dưới 30% các doanh nghiệp chưa thực hiện dự án chuyển đổi số
Có thể thấy: chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu của doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Dù hoạt động ở lĩnh vực bán lẻ, tài chính đến chăm sóc sức khỏe, công nghệ, … , bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Khởi động các dự án gắn liền với chuyển đổi số được xem là giải pháp phổ biến nhất hiện nay nhằm cải thiện những trải nghiệm của khách hàng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
Do đó, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ không thể nói “không” với chuyển đổi số vì “Chuyển đổi số là con đường tất yếu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược theo đuổi một cách cụ thể, có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi số như AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, ….” (Giáo sư Hồ Tú Bảo, thuộc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM)).
5 lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp
Tăng năng suất lao động – giảm chi phí “đường dài”
Bất kỳ khoản chi tiêu nào của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận chung. Công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều khoản chi mà bạn không ngờ đến, góp phần giữ lại nhiều lợi nhuận cho tập thể. Ví dụ: Trước đây, để kiểm tra, xem xét một sản phẩm, cần có phải sản phẩm thực tế, “cầm trên tay, nhìn bằng mắt thực”, nhân viên mới có thể đánh giá được. Điều này khiến doanh nghiệp tốn không ít chi phí, công sức cho mỗi lần “đánh giá” sản phẩm. Chuyển đổi số 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp với gánh nặng này: trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, bất cứ lúc nào, nhân viên cũng có thể nhìn nhận, đánh giá, quan sát sản phẩm trực quan trên hình ảnh kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, dữ liệu trong thời đại chuyển đổi số sẽ được lưu trữ trên nền tảng công nghệ đám mây và có thể được hỗ trợ quản lý bởi các đơn vị cung cấp giải pháp lưu trữ bên ngoài doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhân viên có thể tiết kiệm thời gian, dành thời gian toàn tâm, toàn lực cho những dự án khác. Giảm bớt áp lực, nhẹ bớt lo âu sẽ mang đến hiệu quả công việc tốt hơn rất nhiều.
Nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp vẫn có thể tự động hóa các quy trình một cách thủ công. Tuy nhiên, quá trình này tốn rất nhiều thời gian. Thay vào đó, nhân sự có thể dành cho những công việc khác tạo nên nhiều lợi nhuận hơn, ảnh hưởng tích cực đến năng suất và hoạt động của công ty. Theo một nghiên cứu của Microsoft: năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.
Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường
Giữa kỷ nguyên với ngành công nghệ lên ngôi, chuyển đổi số trở thành vấn đề “sống còn” của doanh nghiệp. Đây không còn là sự lựa chọn mà là yếu tố duy trì, quyết định đến tương lai, sự tồn tại của tổ chức.
“Thương trường như chiến trường”, bên cạnh doanh thu cụ thể, các doanh nghiệp còn “cạnh tranh ngầm” với nhau về sự đổi mới, tốc độ hay khả năng thích ứng. Vô hình trung, chuyển đổi số càng có “động lực” để tăng tốc, chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức rõ được những lợi ích từ công nghệ số, hầu hết các doanh nghiệp đều lấy đó làm mục tiêu để nỗ lực chuyển đổi số, tăng giá trị với khách hàng.
Để chuyển đổi hiệu quả, không chỉ “đi nhanh”, doanh nghiệp còn cần “đi đúng”. Chọn đúng giải pháp công nghệ tương thích, doanh nghiệp sẽ tiến xa, nâng cao trải nghiệm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ở hiện tại và tương lai.
Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng
Với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra lịch sử truy cập, thông tin cụ thể về dữ liệu, lịch sử của khách hàng, các giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu khách hàng và tạo ra giải pháp để mang đến cho khách hàng cảm giác trải nghiệm tốt nhất. Nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong kinh doanh, thậm chí mất đi lượng lớn khách hàng vì không đáp ứng được mong muốn của họ.
Forbes.com cho rằng: chỉ cần tải nhanh thêm 1 giây, doanh thu bán hàng sẽ tăng thêm $7.000 so với doanh thu $100.000/ hàng tháng.
Theo đó, tốc độ tải chậm sẽ khó thu hút được khách hàng, từ đó dẫn đến doanh thu thấp. Vì thế, nguyên tắc “1 giây chậm trễ có thể mất đến 7% doanh thu” luôn tạo áp lực đối với các doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 lấy công nghệ làm chủ lực. Những giây đầu tiên khi trình duyệt bắt đầu xoay vòng có tầm ảnh hưởng đến doanh thu nhiều hơn bạn nghĩ!
Một trong những giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn hiện này: để tăng doanh thu, doanh nghiệp cần có website ổn định. Vì thế, “trao gửi” website cho một nhà cung cấp Hosting/VPS uy tín là một trong những “gạch đầu dòng” không thể bỏ qua trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
Tạo sự kết nối giữa các phòng ban
Nhờ chuyển đổi số, nhân sự các phòng ban trong công ty sẽ trao đổi, cập nhật thông tin của nhau thường xuyên hơn. Với nền tảng quản trị tự động, nhân viên có thể dễ dàng chia sẻ nhiều nguồn thông tin, tài liệu. Không chỉ “ăn ý” với nhau trong công việc, đồng nghiệp còn có cơ hội quan tâm, hỗ trợ nhau nhiều hơn trong cuộc sống.
Thông tin minh bạch, rõ ràng
Khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số, nhân sự trong doanh nghiệp sẽ có thể chủ động tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ. Thông tin về hiệu quả của quy trình, tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, … đều minh bạch để mọi nhân sự trong doanh nghiệp có thể theo dõi.
Không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp nguồn dữ liệu có trình tự, hợp lý, số hóa doanh nghiệp còn cho phép “chủ động toàn quyền” với nguồn dữ liệu của mình. Nhờ đó, người quản lý sẽ thuận tiện, chính xác và nhanh gọn trong từng quyết định.
2568 lượt xem