Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động >> Kinh tế

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

05/01/2022 09:34:01 Xem cỡ chữ Google
Theo Hướng Dẫn Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Tại Việt Nam (do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và USAID biên soạn), hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng.

Chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh

Các phần mềm, giải pháp chuyển đổi số đã được một tỷ trọng không nhỏ các doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối, cụ thể:

  • Phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh được đông đảo cửa hàng và doanh nghiệp sử dụng: Kiot Việt, Sapo thu hút khoảng 100.000 cửa hàng sử dụng hay Haravan, Nhanh, … là sự lựa chọn của hàng nghìn doanh nghiệp khác, …
  • Các sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, Lazada, Shopee, … thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh
  • Tiếp thị số (digital marketing) trên các nền tảng tiếp thị số như Facebook, Google, Youtube, Tiktok, Instagram,…được một tỷ trọng lớn các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng như là một phương pháp tiếp thị quan trọng (chiếm khoảng hơn 20% trong tổng chi tiêu quảng cáo tại Việt Nam) trong hoạt động tiếp thị, bán hàng.

Chuyển đổi số trong quản trị và vận hành

Chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp ERP, HRM, E-Office, phần mềm chấm công, tính lương,… nhưng nhìn chung, đã có một lượng lớn doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số cơ bản trong quản trị và vận hành, cụ thể là:

  • Hơn 60% doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế toán
  • Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử
  • Đa số doanh nghiệp đều đã trang bị và sử dụng chữ ký số;
  • Phần lớn doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm khai báo thuế trực tuyến, khai báo bảo hiểm xã hội trực tuyến

Chuyển đổi số trong phương thức tiếp cận

Đối với nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số được xem như một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Hàng loạt doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, các doanh nghiệp logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch và sản xuất, … đã áp dụng phương thức hoạt động mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động. Những thay đổi này chỉ mang tính “mới chớm” nhưng thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp, dự báo xuất hiện và nhân rộng những mô hình kinh doanh đột phá, dịch chuyển hoàn toàn sang môi trường số.

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp tại Việt Nam trong cuộc đua chuyển đổi số

Các mô hình chuyển đổi số tại Việt Nam đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động, khả năng tiếp cận công nghệ cao, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào chuyển đổi số.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt cũng đang phải đối mặt với nhiều rào cản tài chính như chi phí đầu tư vào chuyển đổi số còn cao, hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại kém phát triển, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về công nghệ số cũng như các giải pháp về rủi ro và an ninh mạng, ….

Sự khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số

Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing).

Chuyển đổi số và số hóa cùng áp dụng công nghệ để phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu số hóa là sự chuyển đổi thuần túy từ tương tự sang kỹ thuật số của dữ liệu và tài liệu hiện có thì chuyển đổi dữ liệu là việc sử dụng dữ liệu chuyển đổi đó để phân tích, thay đổi quy trình vận hành, đưa ra những chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản, bạn có thể số hóa một tài liệu (một bản báo cáo) nhưng chuyển đổi số cho một nhà máy là việc chuẩn hóa quy trình thu thập dữ liệu, quy trình làm việc của tổ chức mình. “Số hóa” có thể xem như một phần của quá trình “chuyển đổi số”.

Các công nghệ chuyển đổi số phổ biến hiện nay

Chuyển đổi số ứng dụng nhiều công nghệ tiên phong hàng đầu trên thế giới hiện nay

Chuyển đổi số ứng dụng nhiều công nghệ tiên phong hàng đầu trên thế giới hiện nay

Vạn vật kết nối (IoT)

IoT chính là quá trình kết nối hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ các thiết bị vật lý thông qua Internet. Với sự hỗ trợ của chip máy tính và mạng không dây, những thiết bị liên quan đến Internet vạn vật đều có thể chia sẻ và thu thập dữ liệu.

IoT cho phép doanh nghiệp lưu trữ khối lượng lớn các dữ liệu về sản phẩm của mình, tùy chỉnh quyền truy cập phù hợp với từng bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp, ..hoặc trong lĩnh vực sản xuất, những thiết bị cảm biết được tích hợp vào quy trình hoạt động giúp người quản lý kiểm soát và giám sát dữ liệu vận hành hiệu quả. Nhờ IoT, các vấn đề, rủi ro trong hoạt động sản xuất sẽ được phát hiện sớm, kịp thời khắc phục, sửa chữa lỗi, …

Bản sao kỹ thuật số (Digital Twin)

Bản chất của Digital twin là một chương trình máy tính. Chúng sử dụng dữ liệu trong đời sống thực để tạo ra các mô phỏng. Mục tiêu của Digital twin là dự đoán phương thức hoạt động của một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất.

Nhờ Digital Twin, doanh nghiệp có thể xác định rủi ro nhanh chóng, tăng cường khả năng dự đoán, giám sát từ xa, tăng hiệu suất làm việc nhóm, tiết kiệm chi phí, …

Robotics

Là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật chuyên về thiết kế, xây dựng và ứng dụng robot cơ khí, Robotics là ngành khoa học tạo ra các cỗ máy hiện đại, thông minh nhằm hỗ trợ các hoạt động công việc của con người.

Robotics tạo ra các robot thực hiện nhiệm vụ lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm, vận chuyển hàng hóa ra khỏi kệ, đóng gói sản phẩm, giúp con người phục hồi chấn thương trong trị liệu vật lý, …. thậm chí, chúng còn đồng hành cùng y, bác sĩ khi thực hiện phẫu thuật.

Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing)

Điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì phải sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (có thể nhìn thấy được ngay trước mắt, tác động trực tiếp: chạm, ấn nút tắt – mở, …) với Cloud Computing, bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet.

Mọi dữ liệu sẽ được quản lý, lưu trữ hoặc xử lý nhanh chóng. Với những ưu điểm như: linh hoạt, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên, chi phí thấp,…, điện toán đám mây mang lại nhiều tiềm năng vượt trội. Triển khai mô hình này giúp người dùng sở hữu một không gian lưu trữ gần như vô tận, khả năng xử lý từ xa cũng được cải thiện mạnh mẽ.

Trí tuệ nhân tạo (AI/ ML)

AI là chữ viết tắt của cụm từ Artificial Intelligence (tạm dịch: trí tuệ nhân tạo). Trí tuệ nhân tạo AI đề cập đến quá trình mô phỏng trí thông minh của con người để đưa vào máy móc, cải tiến liên tục mang đến những giá trị thiết thực cho nhiều ngành công nghiệp.

Ngày nay, máy móc hiện đại hoạt động dựa trên các phương pháp tiếp cận đa ngành như: toán học, tâm lý, ngôn ngữ học, khoa học máy tính,…

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR)

AR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Augmented Reality (tạm dịch: công nghệ thực tế ảo tăng cường). Đây là công nghệ dùng để mô phỏng vật thể ảo, làm chúng xuất hiện và con người có thể tương tác chúng trong môi trường thế giới thật.

AR được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt giúp doanh nghiệp chuyển đổi số cải thiện năng suất và chất lượng của nhân viên.

Sản xuất bồi đắp (Additive MFG)

Đây là quá trình chế tạo sản phẩm dựa trên một bản thiết kế kỹ thuật số 3 chiều với độ chính xác, gần với thành phẩm hơn so với in 3D.

Giúp nhà sản xuất rút ngắn thời gian thi công, dễ dàng điều chỉnh bản vẽ thiết kế chỉ với vài cú click chuột, sản phẩm được tạo ra chắc chắn và nhẹ hơn, … Additive MFG đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành sản xuất.

Một cây làm chẳng nên non”. Mỗi công nghệ chỉ hỗ trợ được một phần, một giai đoạn, một mảng, … trong quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần lựa chọn và sử dụng kết hợp nhiều giải pháp để quá trình chuyển đổi số đạt được hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất.

1976 lượt xem